Đôi nét về nhà sử học Lê Văn Lan với căn nhà nhỏ tại Hà Nội

Nhắc tới Nhà sử học Lê Văn Lan, nhiều người nhớ ngay ông là một trong những chuyên gia sáng lập Viện Sử học Việt Nam. Vị giáo sư 87 tuổi cũng nhiều năm làm cố vấn lịch sử cho các chương trình truyền hình, tiêu biểu như Đường lên đỉnh Olympia.

Đôi nét về nhà sử học Lê Văn Lan

Nhà sử học Lê Văn Lan (sinh năm 1936, người Hà Nội) là giáo sư sử học, tuy nhiên có một số nguồn ghi ông có học hàm phó giáo sư, chuyên ngành cổ sử, phó chủ tịch Hội đồng khoa học Khu di tích lịch sử đền Hùng, một trong những người sáng lập Viện sử học Việt Nam, nhiều năm làm cố vấn lịch sử chương trình Đường lên đỉnh Olympia và SV 96 trên Đài truyền hình Việt Nam. Ông là người phụ trách chuyên mục giải đáp các vấn đề lịch sử của báo Khoa học và Đời sống số ra ngày thứ sáu, ở trang sáu, 55 năm làm cộng tác viên báo Thiếu niên tiền phong từ ngày thành lập.

Nhà sử học Lê Văn Lan

Tìm hiểu thêm: nhà báo lại văn sâm

Gia đình

Lê Văn Lan xuất thân trong một gia đình giàu có ở Hà Nội. Thời thanh niên, ông đã từng có xe hơi và biệt thự riêng. Ông thành lập ban nhạc Chu Văn An sau này trở thành ban nhạc guitar Hạ uy cầm nổi tiếng từng lên sóng của Đài Hà Nội lúc bấy giờ. Sau năm 1954, gia đình ông bị liệt vào giai cấp tư sản, thuộc diện phải cải tạo. Bố mẹ ông đã hiến trọn toàn bộ nhà cửa và gia tài cho chính quyền. Sau đó, ông theo đuổi chủ nghĩa Marx-Lenin, đi theo chính quyền và quyết tâm trọn đời cống hiến cho khoa học.

Đến tuổi nghỉ hưu ông được hưởng mức lương hưu ngang với bậc lương thứ trưởng nhưng ông chọn cho mình lối sống bình dị giữa những người dân bình thường. Ông có 2 con là Lê Kim Cương và Lê Lưu Ly. Ông đang sống ở một căn phòng nhỏ rộng 6m2 ở tầng 2, nhà số 1 đường Nguyễn Văn Tố, ngay cạnh chợ Hàng Da.

Những chia sẻ về gia đình của nhà sử học Lê Văn Lan với căn phòng 6m2

Ông kể, khi còn trẻ từng là cậu chủ trong một gia đình giàu có với nhiều biệt thự trên phố lớn của thủ đô, nhưng khi miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, gia đình đã quyết định hiến tất cả cho nhà nước. Cả nhà chuyển đến ở nhờ căn buồng tại tòa nhà gồm 17 buồng của một cặp giáo sĩ người Mỹ đã hồi hương.

“Căn phòng rộng 30 m2, khi tôi và anh trai đều có gia đình thì chia đôi làm hai nhà riêng biệt. Nhà tôi dành 6 m2 làm phòng cho mẹ. Từ ngày bà qua đời thì tôi sống luôn trong căn phòng ấy, diện tích còn lại cho gia đình anh con trai cả”, GS Lan cho hay.

Căn nhà nhỏ của nhà sử học Lê Văn Lan

Bài viết liên quan: nhà báo hoàng hải vân

Vẫn giữ nụ cười tươi, vị giáo sư đầu ngành kể, không phải ông không có cơ hội sống trong căn nhà khá hơn. Đó là khi ông đã nghỉ hưu, cơ quan xét duyệt cho thuê một căn hộ ở Kim Mã Thượng với tiêu chuẩn là căn hộ cấp vụ trưởng. Ông đủ tiêu chuẩn bởi đã cống hiến 50 năm cho lĩnh vực Sử học nước nhà, nhưng giáo sư đã từ chối.

“Có lẽ vợ tôi đã nhiều năm chịu khổ, vất vả quá nên bà ấy đã thẳng thừng “nếu anh không nhận thì em nhận”. Và thế là bà ấy và con gái chuyển đến đó sống còn tôi ở lại căn phòng 6 m2 này. Cách đây vài năm vợ tôi qua đời thì căn nhà ấy dành cho con gái”, giáo sư Lan giãi bày.

Căn phòng 6 m2 đối với vị giáo đầu ngành như thế đã là quá đủ bởi “người già không cần quá nhiều diện tích làm gì”. Trong 6 m2 ấy, giáo sư vẫn có không gian để sách theo từng chủ đề, sắp xếp các hình mèo (con vật ông yêu thích bởi ông quan niệm, mình tuổi chuột để mèo trong nhà để nó nhắc mình biết sợ). Ông có một chiếc giường rộng 60 cm, bạn bè thường trêu đùa bằng chiều ngang của cỗ quan tài, còn ông cười “thế là đủ để nằm ngủ rồi”.

Căn phòng 6 m2 chứng kiến nhiều cuộc viếng thăm đặc biệt với GS Lê Văn Lan. Có hôm đang ngồi đọc sách thì có người tìm đến gặp, ông bất ngờ khi nhận ra đó là Nguyễn Cao Kỳ (cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa). Đang băn khoăn ông ta bằng cách nào tìm được nhà trong ngõ ngách thì thầy Lan lại ngạc nhiên với gợi ý của Nguyễn Cao Kỳ “sau này khi ông qua đời sẽ biến căn phòng thành bảo tàng”.

“Lúc ấy tôi cười nói đừng dự định sớm quá vì tương lai chưa biết thế nào. Cuối cùng thì ông ta cũng đi trước tôi”, thầy Lan nói.

Cách đây vài năm, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị gọi điện báo sẽ đến thăm, GS Lan từ chối vì “nhà rất chật chội, chỉ có một ghế cho khách thôi”. Thế nhưng theo đúng hẹn Bí thư Nghị vẫn đến cùng một đoàn cán bộ của thành phố. Nhà có duy nhất chiếc ghế khách ông Nghị ngồi, còn thầy Lan thì ngồi ở ghế thường ngày làm việc.

Trên đây là một vài thông tin về nhà sử học Lê Văn Lan hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích cho mình.

Rate this post