Trung lùn và vợ kém 12 tuổi khéo trị thói thức đêm xem ipad của con, bé nghe răm rắp
Trung Lùn đến sớm hơn giờ hẹn chừng 10 phút, anh xác nhận với tôi thế. Sài Gòn buổi trưa khá nóng nhưng anh vẫn cài áo kín cổ, đóng thùng chỉnh tề chỉ vì nhìn có vẻ… đàng hoàng: “Vợ tôi bảo thế”, nói rồi anh cười!
Chúng tôi chia sẻ với nhau đủ thứ chuyện trong và ngoài showbiz một cách rất thoải mái. Chỉ khi nói về mình giọng anh mới trùng xuống, như có gì đó nằng nặng…
Bạn đang xem: Trung lùn và vợ kém 12 tuổi khéo trị thói thức đêm xem ipad của con, bé nghe răm rắp
Mẹ mất sớm, vừa đi học vừa bán bánh bò
Trung Lùn (tên thật Nguyễn Nhật Trung) sinh ra và lớn lên ở miền quê vùng biển. Nhà có 7 anh em, Trung Lùn là thứ 4. Mẹ anh mất năm 35 tuổi vì bệnh tim và ung thư gan. Năm ấy Trung Lùn 12 và đứa em nhỏ nhất mới 4 tuổi.
Ba anh là tài xế cho đoàn hát nên rất ít có thời gian ở nhà. 7 anh em anh đều một tay bà nội nuôi nấng, chăm sóc vì ông nội là nghệ sĩ hát bội cũng đi diễn quanh năm.
Nghệ sĩ Trung Lùn ăn mặc chỉn chu trong buổi gặp phóng viên.
Trung Lùn kể: “Từ ngày mẹ mất, bà nội là người cực khổ với anh em tôi nhất. Hồi đó nhà ai cũng nghèo, gia đình tôi còn khó hơn. Hàng ngày đi học về mấy anh em tôi tranh thủ đi bán bánh bò kiếm tiền phụ ba và bà nội.
Mấy anh em tự làm bánh rồi chia ra mỗi đứa một túi, mỗi đứa đi mỗi hướng trong xóm, bán chừng nào hết thì về. Phải tới khi anh Hai tôi đi làm có tiền, anh quay về nuôi ngược đám em thì cuộc sống của cả nhà mới bớt cực…”.
Nói về tuổi thơ của mình, Trung Lùn bảo không nhớ được nhiều. Sau một hồi suy nghĩ, anh kể nhà gần biển nhưng ba anh cấm không cho con ra biển chơi vì sợ ngã chết.
Trung Lùn đem chuyện này kể với cậu bạn cùng lớp. Cậu ta rủ Trung Lùn trốn học đi tắm biển còn hứa bao ăn chè và chở về trường trước khi tan học… Lúc đó thế nào quần cũng khô rồi, sẽ không sợ ba phát hiện.
Nghe bạn nói có lý, Trung Lùn làm theo. Không ngờ, tắm biển xong cậu bạn chở thẳng Trung Lùn về nhà. Dựng xe đầu ngõ, cậu ta chạy vào mách với ba anh.
Trung Lùn bị ba đánh một trận nhớ đời. Không chỉ vì tội trốn học đi tắm biển mà còn vì… không biết chọn bạn để chơi.
Hôm sau, anh vô trường hỏi cậu bạn: “Sao mày chơi kỳ vậy?” Cậu ta trả lời tỉnh queo: “Ai bảo lần trước mày có trái banh tao xin đá chung không cho?”.
Sau chuyện này, Trung Lùn “cạch mặt” cậu bạn kia luôn.
Ngày chạy xe ôm, tối đi diễn lót cát xê 7.000 đồng
Trung Lùn học trường Sân khấu nghệ thuật 2 khóa năm 1991-1995. Tốt nghiệp ra trường, tưởng có cái nghề kiếm cơm nhưng cơ hội cũng mịt mờ trước mắt.
Cũng như bao bạn bè khác, anh “lông bông” một thời gian dài. Để lấp đầy cái bụng đói, anh tận dụng chiếc xe máy cà tàng làm nghề chạy xe ôm.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Levies Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
Ban ngày anh chạy xe ôm, tối đi “diễn lót” cho các nhóm hài Nhật Cường, Hữu Phước, Phương Bình, cố nghệ sĩ Hữu Lộc…
Theo lời kể của Trung Lùn, anh học khóa dưới Nhật Cường, Hoàng Sơn, Phước Sang… Hồi còn “mài đít” trên ghế nhà trường, thỉnh thoảng cánh đàn anh cũng tới lớp xem đàn em diễn. Họ rất khoái anh chàng nhỏ con, đen đúa người Bình Định này.
Đó là cơ duyên để sau này mỗi lần bị thiếu người tấu hài, họ lại gọi anh đi “diễn lót”. Cát xê 1 show diễn của Trung Lùn khi ấy là 7.000 đồng.
“Tôi nhớ mãi cái lần đi diễn với anh Nhật Cường. Tối đó diễn 2 show được 14.000 đồng. Trên đường về, đèn xe máy của tôi bị hư. Tôi bị công an bắt, phải nộp phạt. Vậy là cả tối chạy như vịt, tôi cầm được 4.000 đồng về nhà”, Trung Lùn chia sẻ.
Cuộc sống ấy kéo dài một năm rưỡi. Sau này, đạo diễn Công Ninh kêu anh về làm trợ giảng lớp diễn viên vì thế mà anh quen Thái Hòa, Long Đẹp Trai…
Cũng chính đạo diễn Công Ninh giới thiệu anh về Đoàn Kịch Trẻ. Lúc ấy đoàn mỗi tháng diễn 1 suất phục vụ ở mấy quận huyện vùng ven, có một vở cứ tập đi tập lại mãi. Chán cảnh “nằm không ăn lương”, anh “tự ký quyết định” cho mình bay nhảy.
Sau một thời gian diễn lót, Trung Lùn cũng được diễn chính. Anh từng tham gia nhóm hài Tuổi Đôi Mươi của Nhật Cường – Hoàng Sơn, Phương Bình và 3 Chú nhóc của Thái Hòa – Đức Thịnh với vai trò trưởng nhóm.
Khi 3 Chú Nhóc tan rã, anh lập nhóm hài Nhật Trung. Trung Lùn xuất thân là diễn viên. Anh có nhiều tiểu phẩm hài ấn tượng trong lòng khán giả nhưng công việc thực sự nuôi cơm anh lại là đạo diễn.
Anh bén duyên đạo diễn khi hợp tác làm clip ca nhạc “Trọn đời bên em” cho Lý Hải. Thấy Trung Lùn “được” quá nên Hoài Linh, Nhật Cường, Hoàng Sơn, Tấn Beo, Việt Hương… mời anh làm đạo diễn nhiều video hài.
Làm đạo diễn 6,7 năm Trung Lùn mới đăng ký lớp học đạo diễn. Mới học được gần 2 năm thì Phước Sang mời làm đạo diễn phim truyền hình. Công việc bận quá, anh bỏ ngang không học tiếp.
“Tôi đang thất nghiệp”!
Nghệ sĩ Trung Lùn đã nói như thế về cuộc sống hiện tại của mình. Anh bảo: “Nói thật với bạn, cỡ như tôi cũng đang thất nghiệp và ở nhà thuê. Tôi vốn làm đạo diễn phim truyền hình nhưng từ khi phim truyền hình không còn khán giả thì tôi thất nghiệp là bình thường.
1 bộ phim truyền hình sẽ tạo việc làm cho gần 400 con người: Từ đạo diễn, phó đạo diễn, thư ký, tác giả kịch bản, diễn viên chính, diễn viên phụ, diễn viên quần chúng…
Bây giờ khán giả không xem phim thì đương nhiên gần 400 con người đó sẽ thất nghiệp. Tôi ví dụ, thời kỳ đỉnh điểm của Lương Thế Thành, tháng chạy 3 phim nhưng bây giờ 3 tháng 1 phim.
Một số nghệ sĩ phải bỏ nghề hoặc vừa làm nghề vừa kinh doanh lĩnh vực khác. Ngày xưa tôi tấu hài 1 đêm đủ tiêu 3 ngày chợ và cà phê. Làm 1 phim sống nửa năm còn bây giờ… 1 tháng chỉ làm có 2, 3 ngày…”.
Hiện tại, Trung Lùn làm đạo diễn cho các clip hài nhỏ trên youtube, diễn viên kịch ở sân khấu Nụ Cười Mới. Ngoài ra, anh cũng ấp ủ kế hoạch nhắm vào thị trường phim rạp.
Tôi hỏi anh về thu nhập, anh bảo không tiết lộ được con số chính xác nhưng “nó tạm đủ cho những chi phí trong gia đình”.
Trung Lùn cho biết, hồi còn “lông bông”, anh làm được bao nhiêu tiêu ngần ấy. Từ ngày có vợ, anh biết tích cóp, làm được tiền đều đưa vợ giữ. Nhờ thế nên những lúc túng thiếu, cả nhà sống bằng chỗ “của để dành” đó.
Tôi hỏi, làm nghề hơn 20 năm, từng một thời nổi tiếng nhưng bây giờ lại “thất nghiệp”, điều anh được là gì? Trung Lùn bảo đó là tình cảm của khán giả.
Anh kể, giọng ngắt quãng nhiều lần, mắt nhìn ra cửa sổ: “Có lần tôi và Lý Hải không thống nhất được với nhau về kịch bản nên hẹn nhau ra quán nước vỉa hè bàn bạc. Lúc đó đã gần nửa đêm.
Lúc tôi ngồi đợi Lý Hải, có cậu bé bán đậu phộng kêu: “Chú Trung”. Đang bực mình vì công việc nên tôi nói ngay: “Chú không mua con ơi”. Nó lại gọi, tôi quạu: “Chú đã nói chú không mua nghe chưa”… Thằng nhỏ không nói gì, ra ngồi gần đó nhìn tôi.
Nó ngồi đó cả tiếng đồng hồ. Lúc tôi bàn công việc gần xong với Lý Hải, đứng lên đi toilet, nó tiến lại gần nói: “Chú Trung, không phải con mời chú mua đậu phộng đâu. Con chỉ muốn xin chú 1 chữ ký thôi. Con rất hâm mộ chú”.
Xem thêm: Tag: Trấn Yểm Là Gì – Trấn Yểm Là Gì, Nguyên Lý Của Nó Như Thế Nào
Tôi sững người mất mấy giây rồi xin lỗi cậu bé đó. Tôi chạy đi kiếm cây viết và ký tặng nó lên chính tờ báo bọc đậu phộng.