Lý Nam Đế – Tiểu sử hoàng đế khai sinh ra nước Vạn Xuân

Nhờ vào tài văn võ của mình, Lý Nam Đế đã chỉ huy và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa nhằm chống lại quân đô hộ từ đó mang lại cuộc sống bình yên cho dân tộc. Ông lên ngôi, xưng là Lý Nam Đế có nghĩa là vua nước Nam. Lý Nam Đế vinh dự là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam. Cùng timviec365.vn khám phá rõ hơn về tiểu sử, sự nghiệp trị vì cũng như những nốt thăng trầm trong cuộc đời của hoàng đế Lý Nam Đế qua bài viết này bạn nhé!

1. Tiểu sử và tuổi thơ của hoàng đế Lý Nam Đế

Lý Nam Đế sinh năm 503 mất năm 548. Ông là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tiền Lý đồng thời khai sinh nhà nước với tên gọi Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Lý Nam Đế có tên thật là Lý Bôn hay còn gọi là Lý Bí. Ông là người con xuất thân từ làng Thái Bình thuộc phủ Long Hưng – thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội ngày nay. 

Theo nhiều sách sử ghi lại rằng tổ tiên của Lý Nam Đế là những người Trung Quốc bởi vào giai đoạn cuối thời Tây Hán, họ di chuyển sang ở Việt Nam để tránh nạn binh đao (lúc bấy giờ vẫn đang là thuộc địa của Trung Quốc). Tính đến đời Lý Nam Đế (Lý Bí) thì dòng họ Lý đã tồn tại ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ.

Từ khi còn nhỏ, Lý Nam Đế là một cậu bé rất thông minh với khả năng tiếp thu tốt mọi thứ xung quanh. Chừng lên 5 tuổi, cha của ông không may qua đời và sau đó khoảng 2 năm, mẹ ông cũng mất. Vì vậy, Lý Nam Đế đến ở với người chú ruột của mình. 

Tiểu sử của hoàng đế Lý Nam Đế Tiểu sử của hoàng đế Lý Nam Đế

Điều gì đến rồi cũng đến, vào một ngày, vị Pháp tổ thiền sư bắt gặp Lý Bí với vẻ ngoài khôi ngô, tuấn tú bèn xin đưa về chùa để nuôi dạy nên người. Trải qua 10 năm miệt mài rèn sách, Lý Bí trở thành một chàng trai trưởng thành với kiến thức sâu rộng. Nhờ vào tài văn võ kiêm toàn, Lý Nam Đế được phong lên đảm nhiệm chức vụ thủ lĩnh địa phương.

Năng lực và tài năng của Lý Nam Đế là không thể phủ nhận khi ông được Thích sử Tiêu Tư nhà Lương ngỏ lời mời làm Giám quân tại Đức Châu – ngày nay là huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên ông lại bỏ quan, lui về quê rồi tập hợp binh lính cùng với ngựa chiến nhằm chống lại chính quyền đô hộ bởi lẽ ông bất bình với những quan lại hà khắc tàn bạo. 

Theo thần tích cổ cho hay thì vợ của Lý Nam Đế có tên là Hứa Trinh Hòa – người được chính ông lập làm hoàng hậu. Bà là người cùng hoàng đế Lý Nam Đế chinh chiến trên ngoài mặt trận rồi không may bị tử trận tại hồ Điển Triệt vào cuối năm 546 do thuyền đắm. Đến sau này, hoàng hậu Hứa Trinh Hòa được lập đền thờ ở quê nhà bởi Triệu Việt Vương.   

2. Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp

Trước khi lên ngôi, Lý Nam Đế đã có những bước đi, chiến lược và chiến thắng như thế nào?

2.1. Cuộc khởi nghĩa đuổi Tiêu Tư

Nhận được sự hưởng ứng đông đảo của mọi người, chất lượng và số lượng của lực lượng Lý Nam Đế ngày một phát triển. Triệu Túc – người đứng đầu ở Chu Diên (thành phố Hải Dương) cùng con trai là Triệu Quang Phục rất ngưỡng mộ tài đức của Lý Nam Đế nên cho quân xác nhập với quân của ông. Một người giỏi văn chương – Tinh Thiều, từng tới kinh đô nhà Lương với mong muốn được chọn làm quan không thành, chỉ đảm nhiệm “gác cổng thành” nên về Giao Châu mà theo Lý Nam Đế. Bên cạnh đó, lực lượng của Lý Nam Đế còn có sự góp mặt của Phạm Tu – một võ tướng ngoài 60 tuổi. Theo ghi nhận của thần phả, các tướng khác hỗ trợ cho ông là Lý Công Tuấn, Trịnh Đô, Tam Cô.

Cuộc khởi nghĩa đuổi tiêu tư của Lý Nam Đế Cuộc khởi nghĩa đuổi tiêu tư của Lý Nam Đế

Lý Bí tiến hành cấu kết với một số châu lân cận nhằm chống lại Tiêu Tư. Ông chính thức phất cờ khởi nghĩa chống nhà Lương vào cuối năm 541 với khí thế dũng mãnh. Tiêu Tư nhận thấy tình hình khó có thể chống lại được đội quân của Lý Nam Đế nên cử người đến đút lót nhằm thoát thân về Quảng Châu, sau đó quân của Lý Bí tấn công chiếm thành Long Biên.

Mặc dù Tiêu Tư đã trốn thoát nhưng Lý Nam Đế chỉ mới nắm trong tay được vùng Bắc Bộ Việt Nam bây giờ còn các châu vùng phía Nam vẫn thuộc sự kiểm soát của nhà Lương. 

Sự kiện chủ chốt diễn ra vào tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử hay được gọi là Thích sử các châu gồm Việt Châu, La Châu, An Châu và Ái Châu lần lượt là Trần Hầu, Ninh Cự, Úy Trí, Nguyễn Hán cùng hợp quân để tấn công quân của Lý Nam Đế. Tình thế như bước sang cục diện mới, thế trận như thay đổi hoàn toàn khi Lý Nam Đế chủ động đưa quân ra đánh trước. Không mất quá nhiều thời gian ông đã phá tan toàn bộ lực lượng quân nhà Lương tại vùng phía Nam rồi sau đó làm chủ và kiểm soát Giao Châu.

2.2. Chống lại đòn phản công của nhà Lương

Những tưởng Tiêu Tư đã khiếp sợ và dè chừng trước quân của Lý Nam Đế nhưng không. 

Vào cuối năm 542, Vua Ác – Lương Vũ Đế tiếp tục sai Thứ sử ở các châu nhưng là hai châu khác với trước đó: Giao Châu và Tân Châu sang đàn áp một cách thô bạo. Thứ sử Giao Châu và Thứ sử Tân Châu lần lượt là Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng xin khất sang năm sau tiến quân bởi chúng lo sợ thế mạnh của Lý Nam Đế. Tiêu Tư hối thúc đồng thời Thứ sử Quang Châu không cho trì hoãn nên Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng buộc phải lên dây cót để tiến quân.

Cuộc chống lại đòn phản công của nhà Lương Cuộc chống lại đòn phản công của nhà Lương

Hay tin quân nhà Lương lại sang “hỏi thăm”, Lý Nam Đế ngay lập tức đưa quân ra bán đảo Hợp Phố mai phục. Quân do Thứ sử hai châu lãnh đạo di chuyển tới nơi quân Lý Nam Đế phục kịch sẵn thì bị ập đánh và nhận về thất bại nặng nề – quân chết hơn nửa, số quân còn lại tan rã. 

Sự thảm hại của nhà Lương mang về chiến thắng vang dội cho quân của Lý Nam Đế. Từ đây đã giúp ông thâu tóm được toàn bộ Giao Châu, – miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam cùng với quận Hợp Phố ( ngày nay là vùng Quảng Đông, Trung Quốc).

2.3. Đánh đuổi Lâm Ấp

Thời điểm Lý Nam Đế đang tập trung đối phó ở phía Bắc với nhà Lương thì tại phía Nam, Giao Châu bị nhòm ngó bởi vua Lâm Ấp.

Lý Nam Đế đánh đuổi Lâm Ấp Lý Nam Đế đánh đuổi Lâm Ấp

Khoảng giữa năm 543, vua Lâm Ấp chỉ huy đội quân của mình xâm chiếm quận Nhật Nam rồi di chuyển đến quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai võ tướng Phạm Tu trực tiếp cầm quân tiến vào Nam đánh Lâm Ấp. Cụ thể diễn biến trận đánh này ra sao thì sử sách không ghi chép lại rõ chỉ tóm gọn rằng Phạm Tu đem quân vào phía Nam để đánh bại quân Lâm Ấp tại Cửu Đức sau đó vua Lâm Ấp phải tháo chạy. 

Như vậy những đường đi nước bước của hoàng đế Lý Nam Đế rất rõ ràng với mỗi mục tiêu lớn góp phần vun đắp, xây dựng cho mục đích cao cả của toàn dân là quyết chống lại đến cùng những thế lực ngày đêm lùng sục chiếm lĩnh đất nước.  

3. Nước Vạn Xuân được khai sinh dưới thời Lý Nam Đế

Dấu mốc tháng giêng năm 544, Lý Nam Đế lên ngôi, tự xưng là Nam Việt Đế, lấy niên hiệu là Thiên Đức và đặt tên nước là Vạn Xuân. Ông đặt tên nước như vậy với mong muốn cao cả rằng xã tắc được truyền đến muôn đời. Ô Diên (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) được vua chọn làm nơi đóng đô, Vạn Thọ được dựng điện để trở thành nơi triều hội. 

Nước Vạn Xuân được khai sinh dưới thời Lý Nam Đế Nước Vạn Xuân được khai sinh dưới thời Lý Nam Đế

Lý Nam Đế sắp xếp lại bộ máy triều đình rằng ông cho thành lập hai ban văn, võ bên cạnh việc lựa chọn Triệu Túc giữ chức thái phó, đứng đầu ban văn, ban võ lần lượt là Tinh Thiều, Phạm Tu. 

Đến nay vẫn tồn tại những ý kiến bất đồng về kinh đô của hoàng đế Lý Nam Đế bởi đa phần số đông họ công nhận kinh đô của vị hoàng đế này là một thành được xây dựng ở cửa sông Tô Lịch (tại thành phố Hà Nội ngày nay) nhưng một số nguồn họ đề cập rằng ông đóng đô tại thành Long Biên (cũng thuộc Hà Nội). 

4. Chạy về động Khuất Lão

Tháng 5 năm 545, nhà Lương phong Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu cùng với Trần Bá Tiên làm tư mã rồi tiến hành đưa quân đi xâm lấn. Không những thế, nhà Lương còn chỉ định Tiêu Bột – Thứ sử Định Châu hợp với Dương Phiêu ở Giang Tây.

Lý Nam Đế và những cuộc chiến Lý Nam Đế và những cuộc chiến

Trần Bá Tiên chủ động cho quân đến Giao Châu trước, ngay sau đó Lý Nam Đế đưa 3 vạn quân của mình ra đáp trả. Tuy nhiên ông ngậm ngùi chịu thua tại Chu Diên và cửa sông Tô Lịch cùng sự mất mát “hai cánh tay đắc lực” kề cận với mình là Tinh Thiều và Phạm Tu. Không đầu hàng một cách dễ dàng, mặc dù bị quân nhà Lương vây đánh đến cùng, Lý Nam Đế quyết tâm chạy về thành Gia Ninh (nay thuộc thành phố Việt Trì).  

Đến tháng giêng năm 546, tư mã Trần Bá Tiên cũng lấy được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế tiếp tục chạy vào địa bàn đất người Lạo tại Tân Xương. Sau khoảng thời gian củng cố lực lượng để chuẩn bị sẵn sàng cho những trận đánh lớn, ông lãnh đạo hai vạn quân từ đất Lạo tiến đóng hồ Điển Triệt (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Quân nhà Lương lấy làm sợ trước diễn biến bên kia chuẩn bị quá nhiều thuyền đến nỗi chật kín cả mặt hồ nên cứ dập dìu mãi tại cửa hồ mà không dám tiến tiếp.

Lý Nam Đế chạy về động Khuất Lão Lý Nam Đế chạy về động Khuất Lão

 Khi mọi thứ hôm ấy đang chìm vào màn đêm, nước sông lên cao tới bảy thước rồi tràn vào hồ. Nhân cơ hội đó Trần Bá Tiên đem quân tiến vào trước theo dòng nước, quân của Lý Nam Đế không có biện pháp đề phòng và ngăn ngừa tình huống này nên nhận kết cục tan vỡ. Lúc này ông đành phải ngụ trong động Khuất Lão và giao cho Triệu Quang Phục – con trai Thái phó là Tả tướng giữ nước để chỉ huy quân đi đánh bại Trần Bá Tiên.  

5. Hoàng đế Lý Nam Đế qua đời do ốm bệnh hay bị trả thù?

Ngày 20 tháng 03 năm 548, hoàng đế Lý Nam Đế mắc căn bệnh lam chướng – khí độc bốc lên mà con người nhiều ngày hít phải từ vùng rừng núi, ông ốm rồi qua đời. Vị hoàng đế hưởng thọ 46 tuổi, nắm giữ ngai vàng từ năm 543 đến năm 548. 

Các sử gia ngày nay đã thống nhất địa danh động Khuất Lão chính thức thuộc địa bàn của xã Văn Lương, nay là huyện Tam Nông của tỉnh Phú Thọ. 

Hoàng Đế Lý Nam Đế qua đời do ốm bệnh Hoàng Đế Lý Nam Đế qua đời do ốm bệnh

Theo nguồn tài liệu từ sách Việt Nam văn minh sử cương thì đề cập thuyết cho rằng Lý Nam Đế thực sự không phải qua đời do ốm bệnh mà ông mất do người Lạo giết hại.

Sự qua đời của vị vua này không tồn tại quá nhiều giả thuyết nhưng vẫn sẽ là một dấu chấm hỏi lớn cần được giải mã. Nhưng chúng ta có thể thấy một hoàng đế luôn hừng hực ý chí chiến đấu trong lịch sử để bảo vệ bình yên cho dân tộc – Lý Nam Đế.

Trên đây là những thông tin nổi bật về tiểu sử cùng những cuộc tấn công dũng mãnh của hoàng đế Lý Nam Đế. Hy vọng rằng timviec365.vn đã gửi gắm tới bạn những chia sẻ thật sự hữu ích!

Hoàng đế vĩ đại dẹp 12 sứ quân trong lịch sử – Đinh Tiên Hoàng

Bài viết dưới đây timviec365.vn sẽ cùng bạn khám phá về tiểu sử cũng như sự nghiệp trị vì của vị vua mở đầu cho thời đại tự chủ, độc lập và nhà nước với chế độ quân chủ tập quyền – hoàng đế Đinh Tiên Hoàng bạn nhé!

Đinh Tiên Hoàng

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post