CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI?
SUY CHIÊM THEO TÁC ĐỘNG
CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI?
(Mt 16,13-20)
Nhập nguyện:
Bạn hãy chọn lấy cho mình một điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, nơi chốn, một thái độ và tư cách để có thể lắng nghe lời Chúa dạy.
Định tâm, nhận ra sự hiện diện của Chúa và thờ lạy Ngài để giờ cầu nguyện này là một giờ bạn được nghe chính Chúa dạy và trang Tin Mứng bạn đọc chính là lời của Đấng Hằng sống đang nói với bạn.
Bạn hãy tưởng tượng mình đang cùng trên đường đi với Đức Giêsu và nhóm môn đệ và chứng kiến cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người đàn bà ngoại giáo này.
Xin ơn: Xin Chúa Thánh Thần giúp bạn có được lòng kiên nhẫn trong cầu nguyện và một lòng tin vững mạnh vào Chúa Giêsu như người phụ nữ Canaan này ngay cả khi lời cầu xin của bạn dường như không được nhận lời.
Suy chiêm
1. Suy chiêm theo tác động.
Trước hết hãy chú ý hết sức, đọc suốt, đọc chậm, đọc với lòng khao khát đoạn tin Mừng Mt 16,13-20 để được tác động rồi suy từng điểm được tác động theo phương pháp: đọc- suy- cầu nguyện.
Suy sâu
Câu 13: “Người ta nói Con Người là ai?” để trả lời đúng câu hỏi này của Đức Giêsu các môn đệ phải là những người hiểu cách Đức Giêsu xưng hô “Con Người” nghĩa là gì và cũng phải có cặp mắt tinh tế để nhận ra nhận định của dân chúng về Thầy sau khi Thầy giảng dạy hay làm phép lạ. Bạn có bao giờ quan tâm xem những người chung quanh mình nhận định xem Đức Giê su là ai chưa? Điều này có giúp bạn suy nghĩ đến việc giới thiệu Chúa Giêsu cho họ không?
-
Đức Giêsu xưng mình là Con Người giúp bạn hiểu gì về Ngài?
– Đây là cách xưng hạ mình, chính Chúa Giêsu dùng nói lên thân phận làm người của Chúa Giêsu.
– Nhưng lại có nghĩa tôn xưng, như trong Đanien, Con Người đến trên mây trời (xem Cha Vị, chú thích 14, Mt 8,20) lúc thì Ngài đồng hoá với “Con Người “trong Đanien, lúc lại nói đến “Con Người”như nhân vật thứ ba.
-
Đức Giê su hỏi câu hỏi này có ý gì?
Có lẽ nhằm dẫn vào câu hỏi thứ hai và làm xuất hiện điểm khác biệt cơ bản giữa điều thiên hạ tưởng nghĩ và điều mà các môn đồ phải nghĩ và phải nói.
Câu 14: Các môn đệ rất dễ dàng trả lời câu hỏi của Thầy mình. Theo câu trả lời của các môn đệ thì dân chúng nói Đức Giêsu là ai? Vì sao họ lại nói như thế?
Giả thiết cho rằng Người là Gioan Tẩy Giả đầu thai đã có thể thịnh hành trong giới thân cận của Hêrôđê (14,2). Giả thiết xem Người như là Êlia phát xuất từ sấm ngôn Malakia 3,23 và cho thấy thiên hạ coi Đức Giêsu là vị tiền hô của đấng Messia. Còn việc đề cập đến Giêrêmia, riêng của Mt, có thể phát xuất tự một truyền thuyết Do Thái mà 2Mcb 2,1-8 và 15,13-16 còn giữ lại dấu vết: việc đồng hoá Đức Giêsu với vị Ngôn sứ bị bách hại cũng không thể cắt nghĩa được là vì cả hai cùng chung số phận làm người đau khổ ( ý kiến này chỉ xuất hiện sau Phục sinh).
Câu 15: “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?” Câu hỏi chính mà Đức Giêsu muốn hỏi bạn ngay bây giờ.
-
Nếu bạn cũng được hỏi trước khi nghe câu trả lời của Phêrô thì bạn sẽ nói Đức Giêsu là ai về phương diện xã hội, con người, lịch sử?
Câu 17: Do dâu mà Phêrô đã trả lời đúng câu hỏi của Đức Giêsu? Như thế muốn biết Đức Giêsu thực là ai thì phải làm thế nào? Trả lời của Phêrô có giúp bạn hiểu biết hơn về Đức Giêsu không? Nếu bạn được ơn hiểu đúng về Đức Giêsu có có thấy mình được Ngài trao cho hồng ân nào và sức mạng gì không?
Xin Cha mạc khải, người phàm không thể làm cho chúng ta nhận ra đích thực Đức Giêsu là ai được, chỉ có Cha mới ban cho ta được ơn lớn lao ấy. Không phải khi ta nỗ lực tìm hiểu Đức Giêsu là hiểu được; mà chính yếu là Thiên Chúa. Chúng ta chỉ chuẩn bị, sẵn sàng tiếp nhận mà thôi.
-
Đức Giêsu là ai đối với tôi ? Qua tư tưởng, tâm tình và nhất là lối sống của tôi thì Đức Giêsu là ai đối với tôi?
-
Qua cuộc sống của tôi thiên hạ sẽ buộc phải bảo rằng Đức Giêsu là ai đối với tôi?
-
Đức Giêsu là ai đối với gia đình tôi, đối với cộng đoàn của tôi, nhóm tôi, giáo xứ tôi? Tôi có thể làm gì để cho những cộng đoàn nói trên nhìn nhận Đức Giêsu đúng như Ngài là hay không?
Kết nguyện:
Hãy thưa với Chúa Cha những tâm tình đang có trong bạn và xin Người ban cho bạn được ơn hiểu biết Chúa Giêsu và yêu mến Người hơn.