Số điện thoại bà Nguyễn Phương Hằng Đại Nam

Bà Nguyễn Phương Hằng đang là là tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng. Nữa đại gia CE0 công ty Đại Nam sở hữu nhiều thú chơi bạc tỷ mà không ít người có thể theo kịp.

Nội dung chính

  • Vertu Aster P
  • Cuộc đời của bà Nguyễn Phương Hằng
  • Ông Dũng nói gì về vợ mình (Bà Nguyễn Phương Hằng) ?
  • Hoạt động từ thiện của ông Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng
  • Video liên quan

Song hành cùng những màn livetream trên mạng xã hội là cuộc sống xa hoa của bà Hằng với những món hàng hiệu như bộ sưu tập xe hơi siêu sang, thú chơi kim cương, đồng hồ và điện thoại có giá trị cao. Trong đó, bà Phương Hằng sử dụng khá nhiều dòng điện thoại có giá lên đến vài trăm triệu đồng.

Vertu Aster P

Trong số những chiếc điện thoại của bà Hằng, Vertu Aster P là máy có giá trị nhất khi được trang bị rất nhiều vật liệu cao cấp và thương xuyên được bà chủ Đại Nam sử dụng.

Vertu Aster P trên tay bà Phương Hằng. Ảnh CMH.

Theo tìm hiểu, Vertu Aster P là chiếc điện thoại được chế tác thủ công hoàn toàn thủ công tại Anh. Trên điện thoại còn được khắn chữ ký của người thợ chế tác ở nắp khay SIM ở mặt sau của máy.

Về thiết kế, Vertu Aster P của bà Hằng được đặt riêng với phần khung viền được chế tác bằng titan và màn hình được bảo vệ bằng một lớp kínhsapphire 133 cara. Trong khi đó, da cá sấu và thằn lằn được ốp ở mặt lưng của chiếc điện thoại đắt giá này.

Màn hình của Vertu Aster P AMOLED kích thước 4.9 inch Full HD. Chiếc máy này sử dụng camera selfie 20MP và camera phía sau có độ phân giải 12MP.

Vertu Aster P có giá 120 triệu đồng. Ảnh ST.

Được biết, Vertu Aster P sử dụng hệ điều hành Android Oreo với bộ vi xử lý Snapdragon 660, RAM 6GB và bộ nhớ trong 128GB. Cùng với đó, chiếc máy dành cho đại gia này có pin dung lượng 3200mAh, hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge 3.0, Wi-Fi băng tần kép và LTE.

Vertu cũng cho phép người dùng tùy biến điện thoại bằng cách thêm đá quý và có các chi tiết cá nhân hóa khác. Đồng thời, Vertu Aster P của bà Hằng có thể sử dụng 2 SIM nano và cả hai khay SIM.

Chiếc Vertu Aster P của bà Phương Hằng đang sử dụng có giá từ 120 triệu đồng với phiên bản màu Đen và Trắng. 

Chiếc điện thoại của thương hiệu Hàn Quốc mà bà Phương Hằng sử dụng cách đây gần 1 năm là chiếc máy cao cấp nhất.

Bà Hằng dùng Galaxy Z Fold2. Ảnh CMH.

Galaxy Z Fold2 ra mắt vào tháng 8/2020 và chiếc điện thoại này nhanh chóng chứng tỏ được sức hút với kiểu dáng gập thời thượng. Máy sử dụng màn hình chính AMOLED 7.6 inch với độ phân giải 1768 x 2208 pixels, phần notch lớn trên mẫu cũ đã được thay bằng đục lỗ nhỏ giúp tiết kiệm diện tích hơn. Trong khi đó, màn hình phụ phía trước đã được mở rộng lên đến 6.2 inch, không gian lớn hơn mang đến trải nghiệm thuận tiện hơn cho người dùng.

Galaxy Z Fold2 có giá 50 triệu đồng. Ảnh T.K.

Ở thời điểm năm 2021, Samsung Galaxy Z Fold2 có giá khoảng 50 triệu đồng.

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng là vợ của đại gia Huỳnh Uy Dũng (Dũng “lò vôi”), chủ nhân Khu du lịch Đại Nam nổi tiếng tại tỉnh Bình Dương. Bà là người có nhiều đóng góp trong các hoạt động thiện nguyện, cũng là người có nhiều phát ngôn gây tranh cãi trong các buổi livestream trên mạng xã hội.

Bài viết dưới đây sẽ nói về Bà Nguyễn Phương Hằng, người phụ nữ mạnh mẽ được cho là chưa từng thất bại trên thương trường.

Update 2022:

Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng – tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân. VKSND cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16-2-2022 đến ngày 29-4-2022.

Từ khoảng tháng 3-2021 đến nay, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên livestream “bóc phốt”, nhục mạ nhiều nghệ sĩ, luật sư, nhà báo.

Cuộc đời của bà Nguyễn Phương Hằng

Theo lý lịch tư pháp của Công an, bà Nguyễn Phương Hằng trước đây từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền (sinh ngày 26-1-1971). Đến năm 2010, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng.

Khi còn mang tên Thanh Tuyền, bà từng tố cáo ông Đ.Đ.G (đệ tử Trương Văn Cam, tức Năm Cam). Bà Tuyền quen biết với Đ.Đ.G từ năm 1996, đến năm 1997 thì về sống với ông G. như vợ chồng tại một căn nhà ở quận Tân Bình, TP HCM. Sau nhiều năm sinh sống, bà Tuyền mua lại căn nhà này với giá 52 lượng vàng.

Trong thời gian sống chung, G. thường đánh đập bà Tuyền nên bà Tuyền đã đem giấy tờ nhà gửi cho mẹ của mình là bà N.T.N.N. Ngày 8.1.1998, G. buộc bà Tuyền viết giấy ghi tên G. và bà Tuyền là đồng sở hữu rồi đuổi bà ra khỏi nhà.

Trong quá trình điều tra vụ án Trương Văn Cam (Năm Cam) và đồng bọn, Đ.Đ.G bị truy tố về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 12.5.2004, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử và tuyên y án sơ thẩm 7 năm tù đối với Đ.Đ.G về tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Trước khi về làm vợ ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là Dũng “lò vôi”), bà Hằng là vợ của ông Trần Văn Thìn. Hai người đã đăng ký kết hôn vào tháng 10/2006 và có một con gái chung. Đến ngày 10/1/2008, ông Thìn và bà Hằng thuận tình ly hôn, bà Hằng được trực tiếp nuôi con chung, về tài sản chung hai bên tự thỏa thuận.

Ngày 08/06/2010, bà Hằng tổ chức đám cưới với đại gia Dũng “lò vôi”, chủ sở hữu của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ở tỉnh Bình Dương, ông chủ của Công ty cổ phần Đại Nam. Doanh nghiệp này sở hữu khu du lịch tâm linh Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến nổi tiếng với diện tích lên đến 450 ha tại Bình Dương.

Từ khi kết hôn với ông Dũng, bà Hằng bắt đầu tranh chấp tài sản với ông Thìn. Đầu năm 2013, bà Nguyễn Phương Hằng cũng từng khiến dư luận một phen xôn xao khi đứng ra vạch mặt chồng cũ, chính là người đứng sau những tin đồn ác ý dồn vào bà và chồng mới Huỳnh Uy Dũng. Sau khi kết hôn với đại gia Huỳnh Uy Dũng, dường như bà Hằng luôn bị chồng cũ làm phiền và gây thiệt hại cả về tinh thần lẫn vật chất.

Chính vì lẽ đó mà bà chủ động đứng ra “vạch mặt” chồng cũ 2 lần. Cái kết là đến tháng 5/2012, cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Văn Thìn về hành vi “giả mạo hồ sơ”.

Năm 2012, bà Hằng sinh cho ông Dũng “lò vôi” cậu con trai tên Huỳnh Hằng Hữu. Trong tiệc thôi nôi bé Hằng Hữu, ông Dũng và bà Hằng tuyên bố chính thức trao khối tài sản khổng lồ của mình cho cậu con trai, gồm: Khu du lịch Đại Nam, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu dân cư Dĩ An, Khu công nghiệp và dân cư Sóng Thần 3 (tỉnh Bình Dương), Khu dân cư Bình Phước.

Là một phụ nữ xinh đẹp, mê hột xoàn, thích xe đẹp và đồ hiệu, nhưng bà cũng là một người rất tự lập, nỗ lực. Bà Hằng từng chia sẻ quan điểm của mình trên báo giới: “Tôi không phải là người phụ nữ thích xài tiền đàn ông. Những thứ tôi thích thì tôi phải ráng làm ra để hưởng thụ, không sống nhờ vào ai kể cả là chồng mình”.

Ông Dũng nói gì về vợ mình (Bà Nguyễn Phương Hằng) ?

“Phải nói tôi vô cùng may mắn đã tìm thấy một tri kỷ, tri ân, một người rất thông minh và bản lĩnh, chính là vợ tôi hiện nay (Nguyễn Phương Hằng), đã sát cánh cùng tôi trong những lúc khốn cùng nhất của cuộc đời. Chính vợ tôi đã thức tỉnh tôi, khóc thay cho tôi và sắp xếp cùng tôi tìm một lối ra trong danh dự.

Vợ tôi đã làm giúp tôi 3 điều mà tôi và mọi người đã từng biết về tôi phải công nhận: Điều thứ nhất, dẹp được chuyện mê tín của tôi. Điều thứ hai, khai trương Đại Nam. Nếu để đến năm 2012 thì chắc chắn Đại Nam sẽ chỉ là một đống sắt vụn trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Điều thứ ba, xóa hết nợ nần, sống trong thanh thản và danh dự”.

Hoạt động từ thiện của ông Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng

Theo lời ông Dũng, 2 vợ chồng ông trích hết lợi nhuận của công ty để làm từ thiện, nếu không đủ thì mỗi năm bán đi một vài tài sản để làm từ thiện. Số tiền trên được dùng trong các hoạt động cứu trợ, giúp đỡ người nghèo, tổ chức mổ tim, phẫu thuật não úng thủy, xây dựng hạ tầng, trung tâm chữa bệnh phục vụ cộng đồng.

Bà Hằng cho biết Quỹ mổ tim Hằng Hữu trong 7 năm qua đã cứu sống hàng ngàn trái tim và bà mong rằng Quỹ thiện nguyện sẽ kéo dài đến khi con trai bà là Hằng Hữu trưởng thành.

Theo thỏa thuận giữa công ty Đại Nam và Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, quỹ dự kiến hoạt động 16 năm, từ 2014 đến 2030. Ước tính mỗi năm quỹ sẽ hỗ trợ thực hiện từ 500 đến 1.000 ca cho trẻ em nghèo khó khăn không may mắc bệnh tim bẩm sinh. Nếu hoạt động đủ 16 năm, ông Huỳnh Uy Dũng ước tính số tiền tài trợ cho chương trình này khoảng 1.000 đến 1.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, vào năm 2013, bà Hằng đã trao tặng các chiến sĩ bộ đội Trường Sa vườn cao su 170 tỷ đồng. Cùng nhiều các hoạt động tài trợ xây cầu, làm đường, cơ sở tôn giáo được vợ chông vị doanh nhân ủng hộ.

Trọng đợt dịch Covid 19, Công ty Đại Nam và vợ chồng doanh nhân Nguyễn Phương hằng cũng có nhiều hoạt động tiếp sức chống dịch như cung cấp oxy miễn phí cho bệnh viện, hay từng đề xuất bán đầu giá 4ha đất tại dự án Đại Nam Bình Dương để quyên làm kinh phí chống dịch cho tỉnh Bình Dương.

Tổng hợp báo Tiền phong, Zing, Wiki

Rate this post