Thăm Ngao Bái ốm, phát hiện dao găm dưới chiếu, Khang Hy nói 1 câu, giành lại cả giang sơn
Người làm cha mẹ, không lúc nào không lo cho con cái. Với Hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh cũng vậy. Khi lâm bệnh nặng, ông luôn đau đáu lỗi no hướng về hoàng tử Ái Tân Giác La Huyền Diệp (Hoàng đế Khang Hy).
Vào năm Thuận Trị thứ 18, vị hoàng đế thứ 3 của nhà Thanh qua đời ở tuổi 24. Toàn bộ giang sơn giao lại cho Khang Hy khi đó mới lên 8.
Trước khi chết, ngẫm thấy tình cảnh của con chẳng khác hoàn cảnh trước đây của mình là bao, cũng nối ngôi cha khi còn nhỏ, phải chịu sự khống chế của đại thần Đa Nhĩ Cổn… vì không muốn Khang Hy bước vào con đường của cũ của bản thân, Thuận Trị đã không giao con cho các thân vương mà phó thác cho 4 đại thần thân cận là Ngao Bái, Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp và Ngạc Tất Long chăm sóc, dạy dỗ.
Đây là những nhân vật có năng lực nhất triều đình lúc bấy giờ, có quyền lực và địa vị ngang nhau. Thuận Trị cho rằng, nếu một người dám làm trái lời dặn của mình, ba người còn lại đều có thể khống chế, kiểm soát.
Đánh giá một cách khách quan, Thuận Trị sắp xếp như vậy là rất khôn ngoan. Bốn vị đại thần cùng theo dõi giám sát nhau, đảm bảo cho giang sơn của Khang Hy ổn định.
Thế nhưng theo thời gian, tính toán Thuận Trị đã có phần đi lệch với tiên liệu. Sách Ni là một người đức cao vọng trọng nhưng tuổi đã cao, bệnh lại nhiều, không còn minh mẫn nên nhiều việc không thể làm cố vấn.
Tô Khắc Tát Cáp dù là cận thần của Thuận Trị nhưng thực ra lại phất lên từ việc bán đứng Đa Nhĩ Cổn, dù là uy quyền hay tài năng đều thấp kém nhất trong số bốn người, nhiều lần bị Ngao Bái khinh ra mặt, đồng thời dễ dàng bị Ngao Bái đánh bại.
Ngao Bái lộng quyền, uy hiếp cả hoàng đế với tham vọng thống lĩnh thiên hạ. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, Ngạc Tất Long mặc dù luận chức tước cao hơn Ngao Bái nhưng lại là người không có chủ kiến, việc gì cũng ỷ lại cho Ngao Bái nên dần dần cũng bị Ngao Bái khống chế.
Năm Khang Hy 6 tuổi, Sách Ni qua đời. Ngao Bái sau đó làm phản, lật đổ Tô Khắc Tát Cáp và trong phút chốc thâu tóm quyền lực cao nhất trong tay, trực tiếp uy hiếp quyền lực của vua.
Đối mặt
Lúc này, Khang Hy cũng đã 14 tuổi, đã trở thành một hoàng đế anh minh, có năng lực hơn người. Quần thần hy vọng ông có thể chính thức điều hành đất nước mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các đại thần như trước.
Trước tình cảnh đó, Ngao Bái tất nhiên không thể ngồi yên. Ông ta không muốn giao lại quyền lực trả cho vua, nhiều lần lấy cớ ốm bệnh không vào triều, việc triều chính vì thế cũng bị đình trệ không ít.
Thấy vậy, Khang Hy không khỏi sốt ruột, muốn Ngao Bái nhanh chóng ra mặt sắp xếp việc triều chính nên đã đến thăm ông ta một chuyến.
Khang Hy cứ thế đến phủ Ngao Bái mà không báo trước, hỏi thăm ân cần tử tế. Ngao Bái khi đó cũng tỏ ra mềm mỏng, tạ ơn rối rít. Hai người đang nói chuyện vào cầu thì đột nhiên Khang Hy phát hiện một con dao găm được giấu dưới chiếu nằm của Ngao Bái.
Thực ra, con dao này luôn được Ngao Bái mang theo bên mình, Khang Hy đến bất ngờ nên ông ta chưa kịp cất đi, liền giấu dưới chiếu, không muốn để Khang Hy thấy.
Thị vệ của Khang Hy nhìn thấy cảnh tượng này thì lo cho vua đến toát mồ hôi. Khoảng cách gần thế này, Ngao Bái nếu muốn hại vua hẳn dễ như trở bàn tay. Khi đó, Ngao Bái dù không có ý giết vua nhưng tình cảnh trước mắt thật tình ngay lý gian.
Liếc nhìn Ngao Bái, hoàng đế nhà Thanh bất ngờ nói: “Dũng sĩ Mãn Thanh, bên người lúc nào cũng đem theo dao, đó là bản sắc, Thiếu bảo (chỉ chức tước của Ngao Bái) đúng là không quên gốc dễ của mình”.
Nghe vua nói vậy, Ngao Bái như giải tỏa được gánh nặng, liên tục tạ ơn Khang Hy, để lộ cả sự cảm kích.
Ứng xử khôn ngoan đã giúp Khang Hy sau này có thể loại bỏ Ngao Bái, giành lại giang sơn nhà Thanh do tổ tiên gây dựng. Ảnh minh họa.
Về phía Khang Hy, trở về đến cung, ông mới thực sự thấy ớn lạnh.
Con dao của Ngao Bái cứ xuất hiện mãi trong đầu ông. Trong mắt vị vua trẻ khi đó, đây không chỉ là một sự hiểu lầm mà quan trọng hơn là Ngao Bái không sẵn sàng chuyển giao quyền lực, là sự chống đối.
Tuy nhiên nếu khi ấy, ông ngờ vực, tỏ thái độ nghi kỵ thì chẳng khác nào “đánh rắn động cỏ”.
Ngao Bái cầm giữ triều cương, nắm trong tay hàng chục vạn quân, chỉ cần một cái vẫy tay là có thể thay đổi ngôi vua. Nếu Ngao Bái biết rằng Khang Hy đang nghi ngờ, ông ta sẽ sớm cảnh giác, thậm chí ra tay trước, sự việc sẽ vô cùng khôn lường.
Sau lần đó, Khang Hy bắt đầu chuẩn bị kỹ lưỡng, từng bước loại bỏ lộng thần này. Vào năm Khang Hy thứ 8, cuối cùng, Ngao Bái đã bỏ mạng trong ngục.
Kể từ đây, quyền lực hoàn toàn trở về trong tay vua, nhà Thanh bắt đầu một thời kỳ thịnh trị kéo dài suốt 3 đời vua: Khang Hy – Ung Chính – Càn Long.