Hồi ức về nhà sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí
“Nếu có một bác sĩ trị khỏi bệnh nan y của tôi thì tôi sẽ cảm tạ ông cả đời; nếu người thầy nào đó giúp tôi hiểu đạo lý cuộc đời tôi sẽ mãi tôn kính ông; nếu một người cứu tôi về từ cõi hủy diệt, suốt đời suốt kiếp tôi sẽ không quên ân đức của ông, Ngài chính là con người đó!” Đây là lời thăm hỏi ghi trên thiệp chúc sinh nhật do một học viên Pháp Luân Công gửi cho ông Lý Hồng Chí, cũng là tiếng lòng chung của hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới.
Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công là người ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm – Trung Quốc. Ngày 13/5/1992, ông mở lớp học Pháp Luân Công đầu tiên tại thành phố Trường Xuân, lần đầu công khai truyền giảng Pháp Luân Công ra công chúng. Do hiệu quả thần kỳ trị bệnh khỏe người và giúp đạo đức thăng hoa nên các hội khí công đã mời ông Lý Hồng Chí đi giảng tại nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục. Tổng cộng đã mở 56 lớp, mỗi lần học từ 7–10 ngày, có khoảng 60.000 người tham gia lớp học Pháp của ông Lý Hồng Chí. Tiếng lành đồn xa, Pháp Luân Công vang danh khắp Trung Quốc. Từ tháng 5/1992 – 7/1999, số người tập Pháp Luân Công lên đến khoảng 70–100 triệu người.
Tháng 3/1995, ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên đến Paris (Pháp) truyền thụ công pháp, từ đây ông bắt đầu bôn ba các nơi trên thế giới. Đến nay, Pháp Luân Công đã được hồng truyền đến hơn một trăm quốc gia và khu vực, trong đó có Mỹ, Úc, Đức, Canada, Thụy Sĩ… Tác phẩm chính của Pháp Luân Công là cuốn “Chuyển Pháp Luân” tính đến nay đã được dịch sang 40 thứ tiếng. Vào năm 2007, ông Lý Hồng Chí được xếp thứ 12 trong danh sách “100 thiên tài đương đại”, từng 4 lần được đề cử Giải Nobel Hòa Bình.
Những học viên Pháp Luân Công sau khi tham gia lớp học Pháp của ông Lý Hồng Chí thì thân tâm đều có thay đổi lớn. Họ không những được trải nghiệm tác dụng trị bệnh khỏe người của Pháp Luân Đại Pháp mà còn thấy được nhân cách giản dị, chính trực, khiêm tốn, điềm đạm và gần gũi của ông.
Gió mưa chứng kiến sự vĩnh hằng của Chân – Thiện – Nhẫn. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công vì theo đuổi Pháp lý Chân – Thiện – Nhẫn đã phải chịu những năm tháng gian khổ kéo dài suốt 22 năm qua, nhưng họ vẫn kiên trì theo đuổi niềm tin chân chính, không ngại gian nguy đi nói rõ sự thật, cứu độ thế nhân. Tâm tính ôn hòa và đại nhẫn làm cảm động trời đất của họ đã kéo dài cho đến tận ngày nay.
>> Xem thêm: Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
Dưới đây là lời kể của một bộ phận học viên Pháp Luân Công đã vinh dự được nghe ông Lý Hồng Chí giảng Pháp trước đây:
Trường Xuân: Lớp học Pháp Luân Công đầu tiên
Ngày 13/5/1992 là ngày sinh nhật lần thứ 41 của ông Lý Hồng Chí, theo kế hoạch thì ông dự tính truyền giảng Pháp Luân Công vào một năm trước đó, nhưng cuối cùng sau hàng loạt khó khăn mới tổ chức được lớp tại trường trung học số 5 ở Trường Xuân. Tham gia lớp học khi đó có khoảng 180 người.
Giấy chứng nhận học viên học Pháp Luân Công (Ảnh: Minh Huệ Net).Giấy chứng nhận học viên học Pháp Luân Công (Ảnh: Minh Huệ Net).
Dưới đây là lời kể của học viên Pháp Luân Công học lớp đầu tiên:
“Sư phụ giảng rất đúng giờ giấc, khi giảng không cầm tài liệu mà chỉ có mảnh giấy nhỏ. Sau khi giảng lý thuyết xong mới bắt đầu dạy luyện công. Tại lớp học đầu tiên, mỗi người có một quyển sách “Pháp Luân Công” nhỏ với 12 trang, tương đương quyển tạp chí bây giờ, sách chỉ vẽ lại những động tác luyện công. Khi Sư phụ dạy, vừa dạy động tác vừa chỉnh tư thế cơ thể cho mọi người.
Khi đó tôi không hiểu gì, nhưng sau một số buổi học tự nhiên cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, đi lên lầu giống như có người đẩy lên, đi bộ xa bao nhiêu cũng không mệt…
Thời đó có rất nhiều môn phái khí công, nhiều khí công sư cũng đến nghe Sư phụ truyền công. Họ nói chuyện quá ồn ào. Có học viên dẫn theo con nhỏ hơn chục tuổi đi cùng, đứa bé khóc ầm ĩ khi Sư phụ đang giảng làm Sư phụ không giảng tiếp được nữa. Có “khí công sư” đứng lên làm tư thế muốn thể hiện tài năng trước mọi người, nhưng không thành công, sau đó lại có thêm vài “khí công sư” thử sức nhưng cũng thất bại. Lúc này Sư phụ từ trên bục bước xuống dùng tay vỗ lên đầu đứa bé ba lần, nó lập tức ngừng khóc. Mọi người ai nấy đều kinh ngạc cùng những tiếng vỗ tay như sấm dậy. Sau đó lại xuất hiện thêm một số chuyện phiền phức, nhưng Sư phụ chỉ ở trên bục chỉ tay xuống, mọi chuyện đều ổn…
Kết thúc lớp học, có hai điều lạ làm tôi ấn tượng nhất: một là chuyện ngã xuống nền gạch hơn chục lần nhưng không thấy đau và không bị thương tích gì. Sau đó tôi phát hiện thì ra là Sư phụ chữa bệnh cho tôi. Tôi vốn bị vẹo sườn, xương sườn hơi lồi ra ngoài nên cơ thể không được thẳng, ngờ đâu vài động tác lộn nhào đó đã giúp cơ thể của tôi ngay ngắn lại.
Một chuyện lạ khác là khi ở nhà ngồi đả tọa luyện công, mắt nhắm lại, tôi cảm thấy như cơ thể xoay chuyển khắp phòng, dù mông và chân không rời khỏi mặt đất, cứ như thế kéo dài hơn 20 ngày. Khi tập tư thế ôm bánh xe thì đầu tôi quay cuồng, trong tai như có tiếng trống đánh. Khi buông tay mới bình thường trở lại, tai không nghe gì nữa. Tôi vốn bị chèn dây thần kinh ở cổ nên hay đau đầu, nhưng nhờ luyện công mà bệnh của tôi không cánh mà bay…
Tôi tập Pháp Luân Công chưa tới nửa năm thì hơn chục loại bệnh của tôi đều hết, thiên mục cũng mở ra, có thể nói một người luyện công cả nhà được nhờ! Con gái tôi bị khối u tuyến yên, sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết khả năng có con thấp, cháu kết hôn được 8 năm vẫn không có con. Nhưng sau khi tham gia luyện công thì nó sinh hạ được một bé gái, mọi người ai cũng vui mừng, cảm phục điều kỳ diệu do Pháp Luân Công mang lại. Cháu bé rất thông minh, ba tuổi rưỡi đã biết đọc “Chuyển Pháp Luân”, hiện cháu đã học lên trung học, thành tích học tập luôn xuất sắc. Qua những gì Sư phụ giúp gia đình tôi, tôi mới hiểu Sư phụ truyền công vô điều kiện, không cần tiền bạc hay báo đáp gì, rất cả đều xuất phát từ tâm từ bi mà thôi”.
Bị ống sắt rơi trúng đầu vẫn bình an vô sự
“Tôi là học viên khóa đầu tiên được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp. Sư phụ bắt đầu truyền Pháp Luân Công vào mùa xuân năm 1992 tại công viên Thắng Lợi gần núi Khỉ ở Trường Xuân. Lúc đó Sư phụ mặc cái áo lông cũ màu xám.
Lúc đầu có vài người tập luyện tại một nơi đón ánh Mặt trời phía nam núi Khỉ, sau tăng lên hơn chục người. Một người thầy ở trường trung học số 5 Trường Xuân mượn giúp cho một phòng học, thế là lớp học đầu tiên được mở ra. Khi đó Sư phụ thu tiền học 10 Nhân dân tệ. Lúc đó cha tôi vừa mất, đến ngày thứ ba sau khi cha mất thì tôi đến nghe giảng, tôi nói với Sư phụ: Tôi không có tiền, chỉ có vài Nhân dân tệ thôi. Sư phụ nói: Không cần tiền cũng được.
Người tham gia học buổi đầu chưa nhiều, đến năm 1993 thì mới nhiều. Các mặt đông, tây và nam núi Khỉ luôn chật kín người, có rất nhiều học viên mới. Sư phụ phải mở thêm nhiều lớp, các lớp trong câu lạc bộ hàng không và xưởng xe hơi tôi cũng tham gia. Khi đó có nhiều học viên từ nơi khác đến, có cả học viên người nước ngoài dẫn theo phiên dịch đến học. Nhà khách hàng không gần công viên Thắng Lợi luôn kín người.
Có một phụ đạo viên dẫn theo một nữ học viên Pháp Luân Công người Mỹ mới ngoài đôi mươi đến thăm tôi, vị học viên người Mỹ này nhìn xung quanh tôi rồi chắp tay chào tôi. Vì khi đó có nhiều người nghe chuyện tôi bị ống sắt nện trúng đầu vẫn không việc gì, nên họ đến xem. Tôi kể lại:
Gần nhà tôi có một tòa nhà lớn. Một hôm tôi đi ngang thì bất ngờ có cái ống sắt từ trên cao rơi trúng đầu làm đầu tôi bị lõm vào nhưng không hiểu sao lại không thấy ra máu, cũng không thấy đau. Tôi hỏi ai đánh tôi? Khi tôi quay đầu lại nhìn thì thấy một bánh xe lớn màu trắng vừa xoay vừa bay lên cao!
Hồi đó, mỗi buổi sáng, khoảng 2 – 3 giờ là tôi cầm cái chổi đi ra công viên Thắng Lợi luyện công. Trời tối đen và không có một bóng người, công viên cũng tối đen nhưng tôi không hề sợ hãi, không mang theo đèn pin. Đến khi trời sáng thì tôi cầm chổi quét sân bãi cùng mọi người. Các học viên đều làm thế. Có bà cụ ra luyện công từ lúc 12 giờ đêm, có quý bà tên Kim Tiền Bảo ra luyện công từ 3 giờ sáng (nhà ở vùng ngoại ô cách rất xa). Vào mùa đông mưa tuyết lớn nhưng mọi người vẫn ngồi thiền trong tuyết, khi đó điều kiện sống còn nghèo, mọi người thường chỉ mang bộ đồ bông thô.
Sau này lớp học thu phí 12 Nhân dân tệ, người của hiệp hội khí công đến hỏi Sư phụ: người ta thu 15 Nhân dân tệ, tại sao ông chỉ thu 12 Nhân dân tệ? Sư phụ nói: Tôi chỉ thu phí in sách. Nhưng hiệp hội khí công không đồng ý, họ quyết phải lấy giá 30 Nhân dân tệ. Khi đó nhiều lớp khí công thu tiền nhiều nhưng hiệp hội không quan tâm, chỉ có Pháp Luân Công thu tiền ít nhưng lại bị hiệp hội chú ý.
Con trai tôi thích nghe Sư phụ giảng, nó nói với Sư phụ: “Sư phụ giảng rất hay, tâm thái luôn hòa nhã”.
Ngày 9/8, hôm đó là Chủ Nhật, Sư phụ ở câu lạc bộ Trường Không giúp mọi người trị bệnh miễn phí, ai có bệnh gì cứ đến chữa trị mà không thu tiền. Dĩ nhiên tôi cũng đi. Khi đó có người bệnh được người ta cáng lên, Sư phụ không làm gì, chỉ nói cô ta ngồi dậy, lại nói đứng lên, lại yêu cầu đi một vòng, sau đó chạy vài vòng, chứng kiến cảnh một người bị bại liệt tự nhiên hết bệnh chỉ trong vài phút, không ai không bàng hoàng! Khi đó con gái tôi được mở thiên mục, nó kể trông thấy Sư phụ ngồi trên bục, ở dưới đối diện có hiện hình Phật rất lớn, ở ngoài cũng có hình Phật khổng lồ, xem chừng còn cao hơn tòa nhà. Sư phụ giảng được một lúc lại truyền công trị bệnh, mọi người có mặt tại hiện trường đều được tận mắt chứng kiến…”
Cảnh học viên Pháp Luân Công luyện công tại Trường Xuân trước khi bị bức hại (Ảnh: Minh Huệ Net).Cảnh học viên Pháp Luân Công luyện công tại Trường Xuân trước khi bị bức hại (Ảnh: Minh Huệ Net).
Đến thăm nhà Sư phụ Lý Hồng Chí
“Mùa hè năm 1992, tôi có duyên được biết năng lực truyền công của Sư phụ. Sau đó được một đồng tu dẫn tôi và con tôi đến nhà Sư phụ. Đó là khu nhà cũ kỹ, không có thiết bị sưởi ấm, Sư phụ ở trên tầng bốn.
Nơi ở của Sư phụ Lý Hồng Chí và người mẹ già nằm ở lầu 4 tòa nhà (hình trái). Cửa nhà bị niêm phong năm 1999 (hình phải). Hình được người dân Trung Quốc Đại Lục chụp vào khoảng tháng 3 – 4/2000 (Ảnh: Minh Huệ Net).
Chúng tôi vào nhà Sư phụ, thấy bên phải là cái bếp nhỏ, tuy giản đơn nhưng sạch sẽ. Phía ngoài có một phòng, bên trong kê giường ngủ, mọi thứ nhỏ gọn. Tôi thấy Sư phụ đang nói chuyện với vài học viên Pháp Luân Công ở trong phòng, vì thế chúng tôi đợi ngoài phòng khách.
Tôi quan sát trên tường phòng khách có vài bức họa đặc biệt thu hút: một bức là hình Phật bà ngồi tọa trên hoa sen, tỏa hào quang; một bức khác là chân dung của Đạo gia, mặc trang phục Đạo gia, xung quanh giống như có lửa; còn một bức là hình Tôn Ngộ Không. Đồng tu nói với tôi: những hình này đều do Sư phụ dùng bút sáp mầu vẽ. Tôi giật mình, hỏi: Dùng bút sáp màu vẽ? Đồng tu kia gật đầu. Tôi không dám tin, sao có thể vẽ được tinh tế như thế, đặc biệt là ánh mắt rất có thần, trông không khác gì người sống thật, trong lòng tôi càng cảm thấy kính nể Sư phụ bội phần.
Khi các đồng tu cùng Sư phụ từ trong phòng đi ra, chúng tôi ngại ảnh hưởng mọi người nên đã đi ra ngoài hành lang, đợi sau khi Sư phụ tiễn mấy đồng tu kia đi thì bạn đồng tu mới giới thiệu tôi và con tôi cùng Sư phụ. Sư phụ đứng trước mặt tôi, sau vài khắc quan sát liền nói: “Rất tốt”.
Khi đó Pháp Luân Công được truyền dạy với hình thức là một môn khí công, ban đầu hiểu biết của tôi về Sư phụ cũng nông cạn, chỉ cảm thấy đây là một khí công sư chính trực, khác hoàn toàn nhiều khí công sư tôi từng gặp”.
Học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân: “Xem trộm” bài giảng của Sư phụ
“Tại lớp giảng Pháp Luân Công thứ ba ở Trường Xuân, người phụ trách yêu cầu tôi làm nhiệm vụ lấy nước cho Sư phụ, vì thế mà tôi may mắn thường xuyên được gần Sư phụ.
Ngày giảng Pháp đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh Sư phụ vừa đi vào hội trường và mọi người đứng lên vỗ tay như sấm dậy. Mọi người ai nấy nhìn Sư phụ từ từ đi lên bục giảng, nhưng tiếng vỗ tay vẫn không dứt, Sư phụ lên bục giảng cười chào mọi người rồi mời tất cả ngồi xuống.
Khi tôi lên rót nước cho Sư phụ thì trông thấy Sư phụ móc từ trong túi áo ra một tờ giấy có các loại ký hiệu khác nhau… Tôi nhìn chằm chằm vào mảnh giấy xem Sư phụ viết gì, nhưng nhìn mãi tôi vẫn không hiểu được. Đây chính là “bài giảng” của Sư phụ. Lớp học kéo dài 10 ngày, ngoài ngày cuối cùng Sư phụ trả lời câu hỏi của học viên thì 9 ngày còn lại tôi chỉ thấy Sư phụ giảng bằng mảnh giấy này. Tôi băn khoăn, Sư phụ giảng cao thâm như thế, nội dung phong phú như thế, tại sao chỉ dùng một mảnh giấy này?
Sau này nhờ học Pháp tôi mới hiểu: Đại Pháp là Sư phụ, Pháp nằm trong trái tim Sư phụ. Tờ giấy “Bài giảng” này là tượng trưng cho trí tuệ vô lượng của Sư phụ.
Một lần Sư phụ giảng Pháp dở chừng thì bị can nhiễu cúp điện. Người phụ trách chạy đi hỏi tình hình, lúc này một học viên phụ trách ghi âm sáng ý đã dùng pin cho máy ghi âm và dùng công cụ khuếch đại âm thanh để phát bài giảng của Sư phụ.
Hơn ngàn người im lặng lắng nghe. Sư phụ vẫn từ tốn như không có chuyện gì xảy ra, tiếng giảng của Sư phụ vẫn truyền cảm, hiệu quả hoàn toàn như chưa bị mất điện. Sau đó khoảng 20 phút thì có điện lại”.
Người 60 tuổi chống gậy đi được ngay tại hiện trường
“Mùa xuân năm 1994, tôi may mắn được tham gia lớp học thứ 7 ở Trường Xuân. Vì số người học quá đông (hơn 3000 người) nên phải chia ra lớp sáng và chiều.
Ngày đầu chúng tôi ngồi xe điện đến hội trường, giữa đường đi bị mất điện nên mọi người xuống đi bộ, chúng tôi đi khoảng 3km mới đến được hội trường, đó là giảng đường đại học Cát Lâm. Vì thời gian học quy định chặt chẽ nên mọi người không muốn đến muộn, ai cũng phải đi vội vàng. Một người bị chèn dây thần kinh vùng cổ mới đến Trường Xuân được hơn tháng, anh này từng vào viện chữa mất nhiều tiền nhưng không khỏi, vì nghe tin Sư phụ mở lớp truyền Pháp nên đến thử. Sau khi được Sư phụ điều chỉnh cơ thể thì anh hết bệnh, đi nhanh nhẹn như mọi người và không còn chứng đau đầu nữa, mọi khó chịu trong người đều tan biến đâu mất…
Sáng ngày 1/5, đơn vị tổ chức đã làm theo yêu cầu của học viên tổ chức chụp ảnh kỷ niệm, Sư phụ vui vẻ đồng ý. Các học viên đứng trật tự theo từ khu vực, Sư phụ lần lượt chụp ảnh chung theo từng nhóm. Khi chụp với nhóm ở Tân Hà có một kỹ sư hơn 60 tuổi bị huyết khối não, tay cầm cây gậy ngồi trên một chiếc ghế. Sư phụ tới nói với ông: “Bỏ gậy và đi khỏi ghế đi”. Người kia làm theo, từ từ đứng lên và bỏ cây gậy ra, thử lò dò bước đi, thế rồi tự nhiên đi liền vài vòng trước hội trường, ông vui sướng xúc động đến bật khóc. Mọi người chứng kiến cảnh tượng thần kỳ chỉ biết ngẩn người, ai nấy như không dám tin vào mắt mình.
Người già bị liệt đứng lên đi được (Ảnh: Minh Huệ Net).Thư cảm tạ của người vợ (Ảnh: Minh Huệ Net).
Tối hôm đó, người vợ ông Lý Phụng Minh thay chồng viết thư cảm tạ Sư phụ và cho biết sẽ quyết tâm tu luyện Pháp Luân Công báo đáp ân đức Sư phụ”.
“Một sự kiện khác: Buổi trưa hôm đó, một người khoảng ngoài 50 tuổi, mặc đồng phục ngành đường sắt từ trong đám đông đi ra, ông chắp tay chạy về trước sau đó lại quay đầu chạy lại. Chạy một lúc thì ông đến bên chân Sư phụ rập đầu lia lịa, nước mắt giàn giụa, sau đó cho biết ông không còn bị huyết khối não nữa.
Trước tình cảnh này, Sư phụ chỉ nở nụ cười hiền lành”.
Người đàn ông hơn 50 tuổi mặc đồng phục ngành đường sắt không phải dùng gậy ba-toong nữa (Ảnh: Minh Huệ Net).
“Mọi người đều là đệ tử của tôi!”
“Lần đầu được gặp Sư phụ tôi đã mừng rơi nước mắt, vì sau quá trình nhiều năm tìm danh sư cuối cùng tôi đã được gặp, vui đến nói không thành lời.
Khi Sư phụ biết tôi kinh tế khó khăn đã trả lại tôi một nửa số tiền học phí. Tôi không nhận nhưng Sư phụ cứ bắt tôi phải cầm, tôi bật khóc nói: “Thầy Lý, thầy không nhận tiền của tôi chẳng khác nào không thừa nhận tôi là đệ tử của thầy”.
Sư phụ đi lên bục giảng nói dõng dạc: “Mọi người đều là đệ tử của tôi!”
Mọi người ở dưới vỗ tay như sấm dậy.
Năm 1993 – 1994, ông Lý Hồng Chí hai lần đến Trùng Khánh giảng Pháp, lần nào cũng ở nhà nghỉ giá rẻ nhất. Nhân viên nhà nghỉ băn khoăn: “Thầy Lý, thầy là khí công sư rất nổi tiếng, nên ở khách sạn cao cấp mới phải. Sao lại ở nơi đơn giản thế này?” Sư phụ Lý chỉ khẽ cười mà không nói gì.
Chuyện ăn của Sư phụ cũng thật đạm bạc. Ở Trùng Khánh thường mọi người thích cay, món nào cũng bỏ ớt vào. Có lần Sư phụ vào quán ăn mì, chủ quán không biết Sư phụ là người phương Bắc không ăn cay, đã cho quá nhiều ớt vào tô mì. Sư phụ bị cay đến vã mồ hôi nhưng chỉ im lặng không nói gì, cứ lặng lẽ ăn hết”.
Học viên Pháp Luân Công Quảng Châu: “Sư phụ cho tôi cuộc đời mới”
“Ngày 25/7/1994, ông Lý Hồng Chí đến Quảng Châu tổ chức lớp Pháp Luân Công thứ tư. Tôi may mắn được nghe trực tiếp Sư phụ giảng Pháp. Sư phụ vừa giảng vừa làm mẫu, có khi còn trị bệnh cho học viên, cứ nghĩ chuyện Sư phụ trị bệnh cho học viên là nước mắt tôi lại trào ra, cảm thấy Sư phụ đã cho tôi cuộc đời mới.
Từ nhỏ tôi đã bị nhiều thứ bệnh, đặc biệt là bệnh gan và bệnh tim, đến đêm trước khi đắc Pháp thì gan đã bị sưng phồng lên, thường xuyên đau thắt ngực.
Ngày 21/7/1994, trước khi kết thúc buổi giảng Pháp, Sư phụ nói: Các học viên chú ý, hôm nay tôi sẽ trị bệnh tim cho mọi người, mọi người cứ ngồi tại vị trí, đừng nghĩ ngợi gì cả. Ngay lập tức, vài ngàn học viên tại hội trường của quân khu Quảng Châu im phăng phắc. Trong thoáng chốc, các bộ phận tim, ngực và phần lưng của tôi không còn thấy đau nữa, tôi vui sướng như muốn nhảy lên, bác sĩ nói bệnh của tôi nhiều lắm chỉ sống được tám năm nữa, phải uống thuốc đến ngày cuối đời, vậy mà chỉ trong chốc lát tôi đã khỏi bệnh.
Vài ngày sau, trong lúc giảng Pháp, Sư phụ nói, ai bị bệnh gan chú ý, hôm nay tôi sẽ chữa bệnh gan cho mọi người, trong thoáng chốc mọi người đã im lặng, Sư phụ nói: “Tốt rồi”, vậy là bệnh gan của tôi không cánh mà bay, tôi vô cùng khoan khoái vì không thấy đau gan nữa. Sau buổi nghe giảng hôm đó, khi ra về tôi đạp xe như bay, lúc đó mới cảm nhận hết được trạng thái của một người hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật gì. Từ đó đến nay cũng đã nhiều năm nhưng tôi chưa bao giờ phải dùng thuốc để bảo vệ cuộc sống, chuyện này không phải kỳ tích sao?
Người xưa dạy: “Một ngày làm thầy, cả đời làm cha”, quan niệm này luôn khắc ghi trong lòng tôi kể từ ngày tôi theo thầy học, cũng đi cùng những tháng ngày tươi đẹp của cuộc đời tu luyện mà tôi trải qua. Khi bị đưa vào trại tẩy não của chính quyền Trung Quốc, người làm nhiệm vụ chuyển hóa tôi hỏi tại sao lại nhất quyết theo Pháp Luân Công. Khi đó tôi đã viết lại câu trên cho họ xem, không thêm bớt một chữ, đây là cảm nhận của riêng tôi, vì thế họ không còn nói được gì nữa.
Thực tế, cho dù tập đoàn phái Giang Trạch Dân có bịa đặt bôi nhọ như thế nào cũng không thể thay đổi được niềm tin của tôi, vì cuộc đời tôi có được như ngày nay là nhờ Sư phụ ban cho, nhờ Đại Pháp của Sư phụ, tôi chỉ muốn chia sẻ cho người có duyên muốn hiểu sự thật: Pháp Luân Công là cứu người, là lý của Trời, mọi người được tự do học, đây là lời chân tình của tôi”.
Học viên Pháp Luân Công ở Hồ Bắc: Sư phụ lần đầu đến bắt tay tôi
Năm 1998, hơn 5000 học viên Pháp Luân Công ở Vũ Hán luyện công xếp chữ (Ảnh: Minh Huệ Net).
“Nhà tôi ở một thôn vùng hẻo lánh thuộc tỉnh Hồ Bắc, từ nhỏ xíu đã vật lộn với bùn đất, với công việc đồng áng. Sau này tôi được giới thiệu học Thiền tông, lúc nào cũng chỉ biết ngồi thiền, tu luyện 18 năm mà không thấy tiến bộ gì. Lòng luôn thấy trời đất bao la mù mịt, mong có ngày gặp được minh sư.
Cuối cùng ngày đó đã đến. Vào một ngày giữa năm 1994, tôi vô tình được biết Pháp Luân Đại Pháp qua một người bạn, bạn nói là Phật Pháp chân chính. Bạn tôi còn cho biết gần đây Sư phụ Lý Hồng Chí đang truyền công giảng Pháp ở Quảng Châu, hơn nữa còn là lớp cuối cùng tại đây. Tôi nghĩ: “Đây có thể là thứ tôi tìm…”. Thế là tôi về nhà lấy hành trang lên đường.
Đến Quảng Châu, tôi tìm được đến nơi. Vì nghe nói là lần truyền công giảng Pháp cuối cùng của Sư phụ nên mọi người tham gia rất đông, từ khắp nơi trên cả nước đổ về, hội trường và hành lang chật kín người. Dù người đông nhưng mỗi khi Sư phụ giảng Pháp là im phăng phắc, mọi người nghe giảng như được tắm mình trong hào quang của đức Phật.
Ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là được nghe Sư phụ chỉ dạy: Muốn tăng công phải chiếu theo nguyên tắc “Chân – Thiện – Nhẫn” để tu tâm lập đức. Đó chính là chữ “tu” trong tu luyện.
Trong thời gian này tôi tận mắt chứng kiến Sư phụ là tấm gương sáng như thế nào. Sư phụ hiền từ điềm đạm, chưa từng đi muộn giờ hoặc dây dưa thời gian, Sư phụ cũng luôn tham khảo ý kiến của đơn vị phụ trách tổ chức. Sư phụ ăn uống bình thường cùng các học viên Pháp Luân Công, ở nhà ở bình dân. Tôi rất hạnh phúc khi được biết Cao đức Đại Pháp, cuối cùng tôi cũng tìm được minh sư.
Vào ngày kết thúc truyền Pháp, người ta tổ chức chụp hình kỷ niệm cùng Sư phụ. Tôi là một nông dân quê mùa chính gốc, trong khi vô số người có mặt là dân nội thành, vì thế lòng tôi không tránh khỏi cảm giác tự ti. Khi mọi người sắp xếp chụp hình, tôi tự cảm thấy nên đứng ra sau. Nhưng sau khi chụp xong đã xảy ra chuyện tôi không thể ngờ.
Sư phụ đi ra từ trong đám đông và đến trước mặt tôi, từ từ giơ tay về phía tôi, nói: “Tôi biết anh là người từ miền quê đến, không quản khó khăn đến đây học Pháp…” Sư phụ tới bắt tay tôi, khi đó tôi cảm thấy có một luồng nhiệt tỏa từ đầu đi xuống, từ từ lan khắp toàn thân. Trong suốt 18 năm theo Thiền tông tôi chưa được trải nghiệm cảm giác này. Sư phụ quá thần kỳ! Vẻ từ bi và bình dị của Sư phụ làm tôi rúng động, cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì sau nhiều năm tìm kiếm đã tìm được minh sư.
Là một nông dân vùng hẻo lánh, có nằm mơ tôi cũng không ngờ cuộc đời tôi có may mắn được tham gia lớp học truyền công giảng Pháp của Sư phụ. Mỗi khi nhớ lại thời khắc cảm động đó và cầm lên tấm hình chụp chung với Sư phụ là tôi như muốn khóc không thành tiếng. Nhờ niềm tin vào Sư phụ cũng như vào Đại Pháp của tôi trước sau như một mà tôi có thể vượt qua mọi gian khổ cùng những đệ tử Đại Pháp khác, cho đến tận ngày hôm nay”.
Video: Người dân Pháp chia sẻ về lợi ích và sự thật về Pháp Luân Công
videoinfo__video3.dkn.tv||ab5ef3664__
Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version
Ad will display in 09 seconds
Theo Epoch Times
MQ biên dịch
Có thể bạn quan tâm: