Chị google ơi chị google có người yêu chưa
Nội dung chính
- Bật tính năng tìm kiếm bằng giọng nói
- Bắt đầu tìm kiếm bằng giọng nói
- Thay đổi tùy chọn cài đặt “Ok Google”
- Xóa bản ghi âm của lệnh “Ok Google”
- Các cách sử dụng giọng nói
- Video liên quan
Bạn có thể sử dụng giọng nói để yêu cầu Google tìm kiếm, chỉ đường và tạo lời nhắc. Ví dụ: để xem theo dự báo thời tiết, trời có mưa hay không, bạn có thể nói “Ok Google, mai tôi có cần mang theo ô không?”
Quan trọng: Trên một số thiết bị, bạn chỉ có thể nói “Ok Google”.
Bật tính năng tìm kiếm bằng giọng nói
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn Cài đặt Giọng nói.
- Trong phần “Ok Google”, hãy nhấn vào Voice Match.
- Bật tính năng Ok Google.
Bắt đầu tìm kiếm bằng giọng nói
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google
- Nói “Ok Google” hoặc “Hey Google”, hoặc nhấn vào biểu tượng Micrô
Thay đổi tùy chọn cài đặt “Ok Google”
Các tùy chọn cài đặt “Ok Google” mà bạn có thể thay đổi
Các tùy chọn cài đặt có thể khác nhau tùy theo thiết bị và phiên bản ứng dụng Google. Không phải tùy chọn cài đặt nào cũng hỗ trợ tất cả ngôn ngữ.
Tìm hiểu cách thay đổi các tùy chọn cài đặt ứng dụng Google của bạn.
Bạn có thể nói “Ok Google” khi nào
- Lệnh Ok Google:
Nếu màn hình đang bật hoặc thiết bị đang sạc, bạn có thể nói “Ok Google” trên bất kỳ màn hình nào. Tùy chọn cài đặt này có thể khiến một số dịch vụ thoại khác có sử dụng cụm từ kích hoạt hoặc lệnh đánh thức không hoạt động được. - Khi lái xe ô tô:
Bạn có thể nói “Ok Google” trong lúc dùng Google Maps và Android Auto. - Kích hoạt mọi lúc:
Bạn có thể nói “Ok Google” bất kể màn hình đang bật hay tắt.
Khi màn hình bị khóa
- Mở khóa bằng tính năng Voice Match:
Khi bạn nói “Ok Google” trên màn hình khóa bảo mật và chúng tôi nhận ra giọng nói của bạn, thì bạn có thể yêu cầu Google giúp bạn thực hiện thao tác hoặc truy cập vào trang web mà không phải mở khóa thiết bị theo cách thủ công. - Kết quả cá nhân:
Xem các kết quả cá nhân khi bạn tìm kiếm bằng giọng nói ngay cả khi thiết bị của bạn đã khóa.
Mẫu giọng nói “Ok Google”
- Đào tạo lại mẫu giọng nói:
Hướng dẫn lại Google nhận biết giọng nói của bạn. Hãy thử cách này nếu Google không nhận ra giọng nói của bạn khi bạn nói “Ok Google”. Nếu bạn không thấy tùy chọn cài đặt này, hãy đảm bảo bạn đã bật tính năng “Ok Google”. - Xóa mẫu giọng nói trên thiết bị:
Xóa các nội dung âm thanh mà bạn đã đào tạo Google để nhận biết giọng nói của bạn trên thiết bị đó.
Xóa bản ghi âm của lệnh “Ok Google”
Khi bạn thiết lập Trợ lý để sử dụng tính năng Voice Match, các bản ghi âm do mẫu giọng nói tạo sẽ được lưu vào Tài khoản Google của bạn. Bạn có thể tìm và xóa các bản ghi âm này khỏi Tài khoản Google của mình.
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy truy cập myactivity.google.com.
- Ở phía trên hoạt động của bạn, trong thanh tìm kiếm, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm Hoạt động khác trên Google.
- Trong phần “Dữ liệu đăng ký Voice Match và Face Match”, hãy nhấn vào mục Xem dữ liệu.
- Nhấn vào Xóa toàn bộ lượt đăng ký Xóa.
Các cách sử dụng giọng nói
Nếu tính năng tìm kiếm bằng giọng nói có sẵn ở ngôn ngữ của bạn và có thể sử dụng tại quốc gia của bạn, thì bạn có thể nói hầu hết các ví dụ này. Một số ví dụ chỉ dùng được ở một số ngôn ngữ.
Tài khoản, quyền riêng tư và hoạt động tìm kiếm
Thay đổi các tùy chọn cài đặt tài khoản: “Mở phần cài đặt Tài khoản Google”.
Xem lịch sử tìm kiếm: “Cho tôi xem lịch sử tìm kiếm của tôi trên Google”.
Thay đổi các tùy chọn cài đặt riêng tư: “Điều chỉnh các tùy chọn cài đặt riêng tư của tôi trên Google”.
Thay đổi các tùy chọn cài đặt bảo mật: “Điều chỉnh các tùy chọn cài đặt bảo mật của tôi trên Google”.
Lịch, chuông báo, lời nhắc và thông tin
Đặt chuông báo: “Đặt chuông báo lúc 7:00 sáng” hoặc “Đặt chuông báo lúc 7:00 sáng vào các ngày thứ Sáu”.
Đặt lời nhắc: “Nhắc tôi gọi cho An lúc 6 giờ tối” hoặc “Nhắc tôi mua cơm gà ở Chợ Lớn”.
Xem tin nhắn (văn bản) SMS: “Cho tôi xem tin nhắn của Thanh hỏi về bữa tối”.
Tạo sự kiện trên Lịch Google: “Tạo sự kiện xem ca nhạc tại Nhà Hát Lớn vào thứ Bảy lúc 7 giờ tối”.
Xem hóa đơn sắp tới: “Hóa đơn của tôi” hoặc “Hóa đơn truyền hình cáp năm 2013 của tôi”.
Kiểm tra lịch biểu: “Lịch trình ngày mai của tôi thế nào?” hoặc “Cuộc họp tiếp theo của tôi là vào lúc nào?”
Giao tiếp với bạn bè và gia đình
Gọi cho một người bạn: “Gọi cho Minh Thư” hoặc “Gọi cho mẹ”.
Nhắn tin cho một người bạn: “Nhắn tin cho Hải là tôi sẽ trễ 5 phút”.
Gửi tin nhắn trò chuyện trên Hangouts: “Gửi tin nhắn Hangouts cho Hoàng” hoặc “Bắt đầu trò chuyện trên Hangouts”.
Bắt đầu cuộc gọi video trên Hangouts: “Bắt đầu gọi video” hoặc “Gọi video cho Tùng trên Hangouts”.
Gửi email: “Gửi email tới Tiên, tiêu đề là đôi giày mới, nội dung là mình mới mua đôi giày mới này, chấm hết”.
Kiểm tra thư thoại: “Nghe thư thoại”.
Giải trí (âm nhạc, phim, truyền hình, sách và hình ảnh)
Phát nhạc: “Phát nhạc của Mỹ Tâm” hoặc “Phát Người Hãy Quên Em Đi”.
Nhận diện bài hát: “Bài hát này tên gì?”
Tìm nhạc mới: “Mỹ Tâm có những bài hát nào?”
Phát nhạc trên đài phát thanh từ Google Play: “Phát một vài bản nhạc”.
Xem phim từ Google Play: “Xem Frozen”.
Tìm hiểu về chương trình truyền hình bạn đang xem: “Trên TV đang chiếu gì?”
Đọc sách từ Google Play: “Đọc Trò Chơi Vương Quyền”.
Tìm phim: “Tối nay có phim gì không?” hoặc “Phim Thần Tượng Mất Tích chiếu ở kênh nào?”
Tìm kiếm hình ảnh: “Cho tôi xem ảnh Hồ Gươm”.
Chụp ảnh hoặc quay video: “Chụp ảnh” hoặc “Quay phim”.
Đường đi và kế hoạch cho chuyến đi
Xem đường đi: “Chỉ đường đến Co.opmart” hoặc “Chỉ đường đến 128 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tìm địa điểm gần bạn: “Quán cà phê gần nhất là ở đâu?”
Lên kế hoạch cho chuyến đi: “Thành phố Huế có những điểm tham quan nào?”
Tra cứu lịch trình du lịch: “Cho tôi xem thông tin chuyến bay của tôi” hoặc “Khách sạn của tôi ở đâu?”
Đặt bàn: “Đặt bàn cho 2 người tại Kichi Kichi vào tối thứ Tư”.
Dữ kiện và câu trả lời nhanh
Hỏi giờ: “Bây giờ là mấy giờ ở London?”
Xem tình hình thời tiết: “Hôm nay tôi có cần mặc áo khoác không?” hoặc “Thời tiết sáng mai thế nào?”
Trả lời các câu hỏi kiến thức: “Albert Einstein sinh ra ở đâu?” hoặc “Beyonce bao nhiêu tuổi?”
Tính tiền boa: “Nên boa bao nhiêu cho hóa đơn 420.000 đồng?”
Dịch từ hoặc cụm từ: “Dưa chuột tiếng Tây Ban Nha gọi là gì?”
Định nghĩa từ ngữ: “Từ gluttony có nghĩa là gì?”
Chuyển đổi sang đơn vị đo lường khác: “16 ounce là bao nhiêu pound?”
Giải toán: “Căn bậc hai của 2209 là bao nhiêu?”
Theo dõi gói hàng từ thông báo xác nhận đơn hàng trong hộp thư Gmail của bạn: “Gói hàng của tôi đi tới đâu rồi?”
Tìm kiếm trong ứng dụng trên thiết bị của bạn: “Tìm đồ ăn Hàn Quốc trên DeliveryNow”.
Các ứng dụng khác hỗ trợ tính năng “Ok Google”
Bạn có thể nói “Ok Google” để thực hiện thao tác bằng giọng nói với các ứng dụng khác trên thiết bị. Tính năng này hiện chỉ có trên một số ứng dụng nhất định và chỉ hỗ trợ một số cụm từ.
Các ứng dụng khác hỗ trợ “Ok Google”
- Flixster: “Chiếu Inception trên Flixster”.
- Instacart: “Cho tôi xem các cửa hàng Instacart có thể giao hàng”.
- iRobot Home: “Lau nhà đi”.
- Lincoln: “Khởi động xe Lincoln MKZ của tôi”.
- NPR One: “Nghe NPR”.
-
NextPlus
: “Gửi tin nhắn qua NextPlus”.
- Realtor.com: “Cho tôi xem nhà cho thuê gần tôi trên Realtor”.
- Shazam: “Tìm bài hát này trên Shazam”.
-
Telegram
: “Gửi tin nhắn Telegram cho Mẹ”.
- Threema: “Gửi tin nhắn Threema cho Vy”.
- TripAdvisor: “Cho tôi xem các điểm tham quan gần tôi trên TripAdvisor”.
- Trulia: “Cho tôi xem nhà rao bán ở Boston trên Trulia”.
- TuneIn Radio: “Mở TuneIn ở chế độ xe ô tô”.
- Walmart: “Quét biên nhận của tôi trên Walmart”.
-
WhatsApp
: “G
ửi WhatsApp cho Trung”.
- Wink: “Bật chế độ ở nhà trên Wink”.
-
Viber
: “Gửi tin nhắn qua Viber”.
- Zillow: “Cho tôi xem những căn nhà mở cửa cho khách tham quan ở gần đây trên Zillow”.
Xem thêm ví dụ về thao tác bằng giọng nói.
Google có thể ghi nhớ một số ứng dụng bạn ưa dùng
Khi bạn không nhắc đến tên ứng dụng trong lúc đưa ra một số yêu cầu (ví dụ: bạn chỉ nói “quét biên lai”), bạn có thể mở ứng dụng trên trang kết quả tìm kiếm. Sau khi bạn làm việc này vài lần, Google sẽ biết bạn muốn mở ứng dụng nào phù hợp với yêu cầu của bạn và không hỏi lại bạn nữa.
Nếu bạn muốn Google xin phép bạn trước khi mở ứng dụng, hãy làm như sau:
- Nói hoặc nhập thao tác bằng giọng nói.
- Hủy thao tác bằng cách nhấn vào biểu tượng
- Lặp lại vài lần.
Ứng dụng sẽ không tự động bật lên nữa và sẽ xuất hiện lại trên trang kết quả tìm kiếm. Cũng có trường hợp ứng dụng sẽ xuất hiện sau vài phút.
Nơi bạn có thể tìm kiếm bằng giọng nói
Ứng dụng sẽ không tự động bật lên nữa và sẽ xuất hiện lại trên trang kết quả tìm kiếm. Cũng có trường hợp ứng dụng sẽ xuất hiện sau vài phút.
Những thao tác này chỉ hỗ trợ tiếng Anh ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, Ireland, Singapore và Nam Phi.
Thiết bị của bạn phải cài đặt ứng dụng Google 4.0 trở lên và bật tính năng Hoạt động trên web và ứng dụng.
Thông tin này có hữu ích không?
Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?