Cô chủ Mật Pet Family: Từ tình yêu chó, mèo tới thương hiệu thú cưng nổi tiếng
Sau gần 7 năm kinh doanh, Mai cho rằng điều quan trọng nhất là doanh nhân phải thực sự dành tình cảm cho các thú cưng thì sự nghiệp mới có thể bền vững.
Ngay từ nhỏ Sao Mai, người sáng lập thương hiệu Mật Pet Family, đã có sở thích về chó, mèo. Vì thế chị để dành tiền để có thể mua một chú chó về bầu bạn. 7 năm trước, chị mua một con chó rồi đặt tên là Mật. Vì yêu quý chú chó nên chị đăng lên một số điễn đàn để khoe. Nhiều người thấy chú chó đẹp nên nhờ chị mua giúp. Như vậy, vốn để Mai kinh doanh chính là bạn Mật. Nếu không tính Mật, vốn để Mai khởi nghiệp bằng không. Và con đường dẫn đế quyết định kinh doanh thú cưng cũng vô tình bắt đầu từ đó.
Sao Mai, chủ thương hiệu thú cưng Mật Pet Family, bén duyên với dịch vụ bán và chăm sóc thú cưng từ con chó mang tên Mật. Ảnh: Mật Pet Family
Nữ cử nhân sinh năm 1994 chia sẻ rằng, Mật đối với chị thật sự gắn bó như người thân trong gia đình, từ khi còn nhỏ Mật đã theo chị đi khắp nơi, cùng ăn uống , cùng làm việc và cùng trải qua bao vui buồn với nhau. Chính vì sự gắn bó đó mà mọi người bắt đầu gọi chị bằng cái tên thân thương là Mẹ Mật. Thậm chí có những quãng thời gian chị đi làm ở các thành phố xa như Hồ Chí Minh chị cũng mang Mật đi cùng. Trong quãng thời gian 6 năm gắn bó, Mật chính là động lực để chị làm việc cũng như chỗ dựa tinh thần mỗi khi buồn . Vậy nên ngay cả khi Mật đã mất, chị vẫn luôn lưu giư lại những hình ảnh và kỉ niệm đẹp với nó.
Ban đầu Mai phát triển khách hàng nhờ hình thức tiếp thị truyền miệng, nghĩa là khách trước mua hàng thấy tốt rồi giới thiệu cho khách sau, tạo nên một lượng khách ổn định. Sau đó, vô tình những video mà chị đăng trên YouTube trở nên nổi tiếng, được nhiều người chia sẻ. Những video nổi tiếng đến nỗi chúng có thể thu hút tới 2-3 triệu view. Lượng view tối đa của video “hot” nhất lên tới gần 4 triệu. Kênh Youtube của Mật có 400.000 người theo dõi. Trong khi đó, Mật Pet không hề mua các gói quảng cáo để tăng lượt xem và lượt thích. Đối vói Mai đó là một sự may mắn không ngờ tới được, một cách quảng cáo không thể mua bằng tiền.
Sau khi Mật xuất hiện trên Youtube và trở nên nổi tiếng, Mai có rất nhiều kỷ niệm, trong đó câu chuyện khó quên nhất là một phụ nữ gọi điện thoại để xin tới cửa hàng để gặp Mật. Người phụ nữ nói con trai cô mắc bệnh hiểm nghèo và không chịu tiếp nhận điều trị vì bệnh tình kéo dài quá lâu gây đau đớn . Nhưng sau khi biết tới Mật, hàng ngày cậu bé xem video về Mật với sự thích thú và chấp nhận điều trị. Người mẹ hứa rằng nếu cậu bé tiến triển, chị sẽ đưa em tới cửa hàng Mật Pet để tận mắt gặp Mật. Câu chuyện của người phụ nữ khiến chị cảm động.
Khó khăn lớn nhất của nghề kinh doanh thú nuôi là bệnh tật của con vật. Mỗi khi bán ra một con vật, người bán phải bảo hành sức khỏe của nó. Trong trường hợp chó của khách mắc bệnh,Mai không tư vấn chữa trị, Mai còn đồng hành cùng khách để họ vượt qua nỗi đau.
Dù khởi đầu thuận lợi, Mai cũng từng gặp những quãng thời gian khó khăn. Chẳng hạn, sau 2 năm, chị từng nợ khoản tiền lên tới vài trăm triệu vì chó mắc bệnh nhiều. Đó là khoảng thời gian mà dịch bệnh của chó lây lan mạnh. Lúc đó Mai cảm thấy áp lực rất lớn vì nợ nần. May mắn thay, các khách hàng vẫn tin tưởng vào cam kết của Mai và chuyển tiền để mua chó. Khoảng nửa năm sau, Mai bắt đầu trả được nợ. Sau đợt khó khăn đó, chị rút ra nhiều bài học kinh nghiệm – từ việc chọn chó tới chăm sóc, điều trị bệnh.
Phương châm kinh doanh của Mai là chó mèo không chỉ là vật nuôi mà còn là người bạn, người thân trong gia đình. Vì thế, chị không cho phép bản thân và nhân viên đôi co với khách hàng mỗi khi có sự cố xảy ra. Mỗi khi khách khiếu nại, nhân viên luôn phải tìm hiểu thấu đáo sự việc rồi tìm cách giải quyết hợp lý, hợp tình. Vì thế, trong gần 7 năm hoạt động khách hàng chưa bao giờ phàn nàn về Mật Pet trên mạng xã hội hay các diễn đàn. Chẳng hạn, trong lúc tắm ,làm spa cho chó, rất có thể xà phòng vào mắt của cún cưng. Khi đó, nhân viên sẽ phải nhận trách nhiệm và xin lỗi chân thành, chứ không được đôi co với khách. Hoặc khi bán cún trong quá trình nuôi cún bị ốm nhân viên phải có trách nhiệm tư vấn hỗ trợ cho khách và chịu trách nhiệm đền bù nếu cần.
Sau 4 năm chỉ bán chó, Mai mở thêm một hoạt động mới: Spa cho chó. Giá dịch vụ dao động từ 100 tới 600 nghìn đồng. Các dịchvụ bao gồm: tắm, tỉa, cắt lông, làm móng.
Dịch vụ tắm-spa cho thú cưng. Ảnh: Mật Pet Family
Vì Mật Pet là thương hiệu khá nổi, nhiều người giả mạo tên tuổi để lừa khách hàng. Họ lập những trang web hay page trên Facebook rồi tự nhận là Mật Pet. Mai đã trăn trở rất nhiều, nhưng chưa tìm ra cách ngăn chặn triệt để việc người khác giả mạo thương hiệu của chị.
Mặc dù công việc kinh doanh thuận lợi, Mai không muốn phát triển quá nhanh, đặc biệt là dấn sang mảng thương mại điện tử. Theo chị, thương mại điện tử có thể giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc. Nhưng chỉ cần doanh nghiệp làm ẩu hoặc gặp rủi ro ngoài ý muốn, toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể sụp đổ trong thời gian ngắn.
Quan điểm của Mai là nghề từ chọn người, chứ người không thể chọn nghề. Chị từng làm khá nhiều công việc kinh doanh từ khi còn nhỏ, nhưng chỉ tới khi làm công việc bán và chăm sóc chó, chị mới thấy nó phù hợp với bản thân và muốn gắn bó lâu dài.
Giá chó dao động từ 5 tới 30 triệu mỗi con. Đa số chó có nguồn gốc trong nước. Mai nhận định đây là ngành dịch vụ “hot” ở giai đoạn hiện tại nên doanh thu và lợi nhuận đều cao. Tuy rằng hoạt động ở Hà Nội nhưng 60% doanh thu của Mật Pet tới từ các khách hàng tại TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác trên cả nước.
Sao Mai tâm niệm, tâm với khách hàng và các con vật là điều quan trọng nhất khi kinh doanh trong lĩnh vực thú cưng. Ảnh: Mật Pet Family
Để tăng độ gắn bó với khách hàng, Mật Pet tổ chức chương trình tặng chó. Mật Pet đã tổ chức chương trình 8 lần và mỗi lần đều thu hút lượng người quan tâm rất lớn. Về bản chất, đây là chương trình tri ân khách hàng. Một số lần Mật Pet tổ chức chương trình off line tại địa điểm cụ thể – chẳng hạn như tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh , còn các lần khác tổ chức online trên mạng. Theo Mai, đây là điểm nhấn của chị so với các đối thủ cùng ngành.
Chàng trai kiếm hàng chục triệu USD nhờ hơi thở của người khác
Sau khi tham gia chương trình Shark Tank ở Mỹ, doanh thu của một công ty sản xuất thiết bị phân tích hơi thở tăng …
Nike với chiến lược tiếp thị vuốt ve niềm kiêu hãnh của khách hàng
Các quảng cáo của Nike không bao giờ tuyên bố sản phẩm của họ là bí quyết dẫn tới thành công, mà chỉ khẳng định …
Khát vọng lớn của doanh nhân 11 tuổi bán nước chanh ở Mỹ
Đam mê và tài kinh doanh của Jack Bonneau khiến toàn bộ nhà đầu tư trong Shark Tank trầm trồ, song đa số họ không …