Chính xác, Dương Khuê còn là nhà thơ
Theo Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ 19 (Nhà xuất bản Văn học, 2018), Dương Khuê (1839-1902) là một quan chức, nhà thơ, quê ở huyện Sơn Minh, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868), làm quan tới thượng thư, hàm Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, sau thăng Tổng đốc Nam Định. Về sáng tác, ông có tập Vân Trì thi thảo và một số thơ văn, câu đối, trướng. Tiếng Việt ở thơ Dương Khuê trang nhã, tinh tế.
Năm 1902, nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến sáng tác bài Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư để khóc bạn. Ông tự dịch ra thơ Nôm, tựa đề Khóc bạn nhưng thường được gọi là Khóc Dương Khuê.
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
… Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan.
Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, được các nhà phê bình đánh giá là viên ngọc quý viết về tình bạn. Những câu thơ cuối của bài hiện lên hình tượng nỗi đau khôn tả, tiếng khóc không nước mắt, như dồn tất cả vào trong lòng.
Câu 2: Hai câu thơ sau nằm trong bài thơ nào của Nguyễn Khuyến?
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
a. Cảm tác
b. Cuốc kêu cảm hứng
c. Ca tịch