Đinh Núp (Anh hùng Núp)

Tập tin:Anhhung Nup.jpg

Đinh Núp (1914 – 1999), còn có tên là Sar, là một nhân vật lịch sử Việt Nam, người dân tộc Ba Na; nguyên Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VI (1976 – 1981).

Tiểu sử

Đinh Núp sinh ngày 2 tháng 5 năm 1914 (Giáp Dần) tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai; người dân tộc Ba Na.

Ông đã lãnh đạo các dân tộc Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Ông đã giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNamtỉnh Gia Lai – Kon Tum.

Ông có lòng căm thù quân Pháp bắt dân làng đi phu, bắt phải bỏ làng bỏ buôn. Năm 1935, trong một lần quân Pháp về làng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình Núp ở lại dùng nỏ bắn Pháp chảy máu để chứng minh với dân làng rằng Pháp cũng là người, có thể chống lại được.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1935 từng trốn vào rừng dùng vũ khí tự tạo (nỏ) bắt chết một lính Pháp, năm 1945 tham gia giành chính quyền tại địa phương.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của Quân đội Viễn chinh Pháp, tiêu hao nhiều đơn vị địch đem lại chiến thắng tại địa phương.

Sau hiệp định Genève 1954, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc một thời gian rồi trở về tham gia đánh Mỹ ở Tây Nguyên.

Năm 1955, được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam ViệtNam.

Năm 1963, Đinh Núp trở vềNamchiến đấu.

Năm 1964, Đinh Núp thăm Cộng hòa Cu Ba theo lời mời của Chủ tịch Fidel Castro.[1]

Các chức vụ ông đã đảm nhiệm:

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Gia Lai – Kontum (1976),

Đại biểu Quốc hội khóa VI (1976 – 1981),

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI (1976 – 1981).[2]

Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được dựng thành phim.

Ông mất ngày 10 tháng 7 năm 1999 (Kỷ Mão) tại Gia Lai; hưởng thọ 86 tuổi.[3]

Danh hiệu Tôn vinh

Năm 1955, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Huy hiệu Hồ Chí Minh.

Ông được tặng thưởng các huân chương Quân công hạng ba và huân chương chiến công hạng nhất.

Khu Lưu niệm Anh hùng Núp tại làng Sơtơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (Theo quyết định phê duyệt, tổng diện tích của khu lưu niệm là hơn 5 ha, gồm 26 hạng mục như: Nhà lưu niệm 2 tầng, khu nhà sàn, tượng, khu mộ tượng trưng, khu nhà thủy tạ và các hạng mục khác… Công trình khởi công vào cuối quý II – 2009 và hoàn thành vào năm 2011. Khu tưởng niệm Anh hùng Núp hoàn thành cùng với các công trình lịch sử văn hóa về thời Tây Sơn Thượng đạo và các danh lam thắng cảnh khác sẽ hình thành một tour du lịch khép kín từ Thành phố PlâyCu đến các huyện Kbang, thị xã An Khê và huyện Kông Chro).[cần dẫn nguồn]

Gia đình

Vợ đầu là bà H’Liêu (mất 1954), đã sinh cho Đinh Núp một con trai tên là H’rup.

Vợ hai là bà H’Ben, làm Đoàn Văn Công Tây Nguyên tại miền Bắc những năm chống Mỹ.

Vợ cuối là bà Ch’rơ.

Chuyen chua ke ve anh hung Nup hinh anh 2Anh hùng Núp và nhà văn Nguyên Ngọc.

Rate this post