Hollywood & Tuyển tập những nụ hôn đẹp nhất
Gone with the wind (1939)
Trước khi Clark Gable, vai Rhett Butler hôn Vivien Leigh, vai Scarlett O’Hara, nàng còn bảo chàng: “Anh nên được hôn thường xuyên hơn bởi người anh yêu”. Đáp lại Butler đã trao cho người phụ nữ 2 lần góa bụa một nụ hôn “không thể tin được!”.
To have and have not (1944)
Nụ hôn “bất ngờ” giữa hai diễn viên Humphrey Bogart và Lauren Bacall trong phim được đánh giá là “rất thực” vì họ yêu nhau ngay tại phim trường đúng nghĩa “phim giả tình thật”.
From here to eternity (1953)
Nụ hôn “mùi biển mặn” giữa nhân vật do Deborah Kerr đóng, một người vợ lính và người tình (Burt Lancaster đóng) là hoàn hảo khi nàng nói với chàng: “Em chưa bao giờ được hôn như cách hôn của anh!”.
Dirty Dancing (1987)
Đó là nụ hôn của cô gái tuổi teen (Jennifer Grey) khi Johnny (Patrick Swayze) quyết định ôm “Baby” vào đôi tay và trao cho nàng nụ hôn thắm thiết.
Titanic (1992)
Nụ hôn do James Cameron đạo diễn với nhân vật Rose (Kate Winslet) trong phim được Leonardo DiCaprio nhớ lại như “Nụ hôn giống như của vợ và chồng!”.
Lady and the tramp (1955)
Thật lạ khi một bộ phim hoạt hình về động vật có mặt trong danh sách này. Nàng là cô gái đô thị còn chàng là kẻ lang thang đáng yêu, và khi gặp nhau trong bộ phim hoạt hình này họ đã trao cho nhau nụ hôn được khán giả ghi nhớ mãi.
The Notebook (2004)
“Quá tuyệt vời!” – diễn viên Rachel McAdams nói về một cảnh trong phim khi nhân vật Allie của cô và nhân vật Noah của Ryan Gosling đến được với nhau và bày tỏ niềm hạnh phúc bằng một nụ hôn thắm thiết trong mưa. Đạo diễn Nick Cassavetes khuyên họ hãy cố gắng… mở mắt khi hôn.
Breakfast at Tiffany’s (1961)
Tiểu thuyết của của Truman Capote phát hành năm 1958 không hẳn là câu chuyện tình diễm lệ nhưng khi được chuyển thành phim vào năm 1961 nó đã khác rất nhiều. Lẽ ra vai Holly Golightly được giao cho Marilyn Monroe nhưng lại thuộc về Audrey Hepburn, và cảnh cuối cùng nụ hôn giữa nàng và Paul (George Peppard) trong cơn mưa tại New York City khi mặt trời lặn trở thành “một trong những nụ hôn kinh điển của Hollywood”.
Romeo and Juliet (1968)
Phiên bản phim năm 1968 với Leonard Whiting và Olivia Hussey đóng hai nhân vật chính được xem là có nụ hôn gây nhiều cảm xúc nhất trong một tình huống đau buồn.
Love Story (1970)
Năm 2010, Ali MacGraw thú nhận trên chương trình phỏng vấn của Oprah Winsfrey là cô không bao giờ hiểu hết ý nghĩa câu thoại trong phim “Yêu là không bao giờ nói hối tiếc” (Love means never having to say you’re sorry), nhưng nụ hôn của cô dành cho Ryan O’Neal trong phim lại cho thấy cô hiểu rất rõ câu nói này. Cô cũng xem Ryan là “cao thủ về hôn!”.
The way we here (1973)
Sức hút giữa hai diễn viên Robert Redford và Barbra Streisand có thể thấy rõ nếu nhìn vào nụ hôn giữa hai nhân vật Hubbell Gardiner và Katie Morosky do họ đóng trên màn ảnh.
Sixteen candles (1984)
Bộ phim nói về tuổi trẻ với hai nhân vật chính là anh chàng thượng lưu Jake Ryan (Michael Schoeffling) và cô gái Sam (Molly Ringwald) có một cảnh ấn tượng là khi Sam mơ Jake chờ mình sau đám cưới người chị của cô. Nhưng nụ hôn ngọt ngào của họ lúc hai người cùng ăn chung chiếc bánh sinh nhật của Sam cũng rất ấn tượng.
The Princess Bride (1987)
Nụ hôn giữa Buttercup (Robin Wright) và Westley (Cary Elwes) sau khi anh phát hiện ra Westley không chết như mình nghĩ là cảnh đắt giá nhất trong bộ phim không mấy xuất sắc này.
Say Anything (1989)
John Cusack đóng vai chàng si tình tuyệt vọng Lloyd Dobler trong bộ phim được đồng diễn Ione Skye đánh giá rất cao về nụ hôn giữa hai người.
When Harry met Sally (1989)
Bộ phim tình cảm hài kinh điển này có một cảnh khó quên là nụ hôn khiến khán giả “chảy nước mắt” giữa Billy Crystal (Harry) và Meg Ryan (Sally) khi hai người quay về với nhau vào dịp năm mới.
Pretty woman (1990)
“Em sẽ không hôn trên miệng” – đó là câu nói mà cô gái điếm Vivian (Julia Roberts) nói với Edward (Richard Gere) ngay lúc vào phim. Nhưng cuối cùng cô đã phá lệ khi cảm thấy Edward không giống các “khách hàng” khác của mình.
Twilight (5 tập, công chiếu từ 2008)
Chính nụ hôn đầu “quá mượt” của Bella Swan (Kristen Stewart) và Edward Cullen (Robert Pattinson) trong phim dẫn đến quan hệ ngoài đời thật của họ trước khi nàng thú nhận mình là đồng tính.
The age of innocence (1993)
Ngay trước khi có “nụ hôn định mệnh”, Newland Archer (Daniel Day-Lewis) bảo bá tước Ellen Olenska (Michelle Pfeiffer) đã có chồng là “không có gì không thể làm được nếu chúng ta quyết tâm!”. Câu chuyện xảy ra tại New York vào thập niên 1870.
Shakespeare in love (1998)
William Shakespeare (Joseph Fiennes) phải lòng con gái của một thương gia (Gwyneth Paltrow) khi anh đang viết vở kịch Romeo and Juliet. Cuối cùng, họ phải chia tay nhưng đã kịp trao cho nhau nụ hôn “không thể nào quên”.
West side story (1961)
Lấy không khí vở kịch Romeo and Juliet của Shakespeare trong phim có cảnh hai nhân vật chính Natalie Wood và Richard Beymer hôn nhau thắm thiết tại một sàn nhảy đông người.
The graduate (1967)
Trong The Graduate, Mrs. Robinson (Anne Bancroft) dụ dỗ chàng trai trẻ Benjamin Braddock (Dustin Hoffman) và Hoffman đã hôn người yêu lớn tuổi hơn mình trong tư thế dựa mình vào tường.
Spider-man (2002)
Cú hôn ngược đầu giữa Spider-Man (Tobey Maguire) và Mary Jane (Kirsten Dunst) là độc nhất vô nhị và sẽ khó bị “đụng hàng”.
Mr. and Mrs. Smith (2005)
Brad Pitt và Angelina Jolie đóng xong phim này là bắt đầu màn “phim giả tình thật” nên khán giả không hề ngạc nhiên về nụ hôn “thật nhiều hơn giả” của họ.
Slumdog Millionaire (2008)
Nụ hôn giữa Jamal (Dev Patel) và cô bạn gái đáng yêu Latika (Freida Pinto) trên chuyến xe lửa Mumbai trong bộ phim đoạt Oscar này là “không còn gì để nói”.