Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ngắn nhất) | Trả lời câu hỏi bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ngắn nhất)
Soạn bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ngắn nhất)
Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 7 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.
Soạn bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Khái quát tác phẩm
Đọc – Hiểu tác phẩm
Câu 1 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Bố cục bài văn: hai đoạn
+ Đoạn 1 ( Người Việt Nam ngày nay …. thời kì lịch sử): Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp
+ Đọan 2 (còn lại): Chứng minh vẻ đẹp của tiếng Việt thông qua ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và khẳng định sức sống của tiếng Việt.
Câu 2 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Tác giả đã giải thích nhận định bằng việc đưa ra các bằng chứng:
+ Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu
+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm
Câu 3 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Để chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp tác giả đã chứng minh vẻ đẹp của tiếng Việt dựa trên 3 khía cạnh: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
+ Ngữ âm: tiếng Việt giàu tính nhạc, tiếng Việt gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. Giọng nói của người Việt Nam ngoài 2 thanh bằng còn có 4 thanh trắc.
+ Từ vựng: Qua các thời kì tăng ngày một nhiều
+ Ngữ pháp: ngày một uyển chuyển hơn
– Các dẫn chứng được liệt kê, sắp xếp theo thứ tự từ quá khứ tới hiện tại
Câu 4 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được tác giả chứng minh ở những mặt sau:
+ Giàu có phong phú về mặt ngữ âm, thanh điệu, từ vựng và ngữ pháp
+ Tiếng Việt không ngừng đặt ra những từ ngữ mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của anh em dân tộc láng giềng để thỏa mãn đời sống ngày càng phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị,…
Câu 5 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Điểm nổi bật trong nghệ thuật lập luận ở bài văn này là cách lập luận chặt chẽ với hệ thống lý lẽ và dẫn chứng toàn diện, khách quan.
Không chỉ đề cập tới nhận định của bản thân mà tác giả còn trích dẫn nhận định của những người ngoại quốc về tiếng Việt. Đồng thời
những dẫn chứng được tác giả sử dụng cũng hết sức chân thực, gần gũi và dễ hiểu.
Luyện tập
Bài 1 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Phạm Văn Đồng: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp.
– Bác Hồ: Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.
– Nhà báo Nguyễn An Ninh: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình …
Bài 2 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):
5 dẫn chứng cho thấy tiếng Việt giàu và đẹp:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.””
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
(Ca dao than thân)
+ Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Các bài viết liên quan khác