Cây lộc vừng cây phong thủy tài lộc
Cây lộc vừng cây phong thủy đẹp
Cây lộc vừng là một trong những loại cây cảnh khá được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, nó là một trong những loại cây phong thủy quý theo phong thủy của người phương Đông chúng ta.
Theo dân chơi cây cảnh miền tây thì truyền nhau câu nói “vừng ơi! mở ra cho lộc vào” có ý nghĩa cây vừng mang lại may mắn cho gia chủ, mang lại tài lộc cho chủ nhân của nó. Có thể nói cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy rất lớn. Có những cơn sốt lộc vừng đang được đẩy lên rất cao, đặc biệt là những cây có tuổi đời lâu năm, cổ thụ. Việc mua lộc vừng cần cân nhắc vì có nhiều người bán vì tiền có thể bán lộc vừng cổ giả (cây thuộc họ lộc vừng nhưng lại không có hoa).
Thông tin cơ bản về cây lộc vừng
Cây lộc vừng còn có tên thường gọi là cây mưng thuộc bộ tứ cây phong thủy quý của người phương đông: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Tên khoa học của cây lộc vừng là Baringtoria acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag.
Xem thêm: Cây sung , cây cau vua cây công trình đẹp
Các đặc điểm của cây lộc vừng lá lớn
Cây lộc vừng là loài cây thân gỗ nhỏ có kích thước tùy thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc khác nhau thì sẽ cho ra những cây lộc vừng với kích thước là khác nhau về đường kính gốc. Đường kính thân lên đến 35-40cm nếu trồng trong các chậu cảnh. Trồng ở các không gian rộng lớn hay các loại công trình lớn thì thường có đường kính là 40cm trở lên. Cây lộc vừng cổ thụ thường có thân cây hơi xù xì với những cành khẳng khiu mọc ra cùng đó là tán lá khá xum xuê. Lá của cây lộc vừng khá to với mặt trên xanh và bóng còn mặt dưới có màu xanh trắng với các đường gân lá rất rõ ràng.
Cây lộc vừng có hoa nhỏ mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo giấy ngày tết, lộc vừng thường có hoa màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt, còn một số loại lộc vừng khác còn có thể có hoa màu vàng mọc ra từ các nhánh lá của cây lộc vừng.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Có thể nhân giống cây lộc vừng bằng 2 cách là ươm mầm từ hạt cây hoặc chiết cành, tuy nhiên để cây nhanh có hoa và có thể tạo dáng nhanh thì người ta vẫn thường dùng phương pháp chiết cành là chủ yếu vì hạt cây lộc vừng khá hiếm do hoa thường không đậu được nhiều quả và phương pháp chiết cành thì thực hiện dễ hơn nhiều đối với cây lộc vừng. Thời gian chiết cành thường rơi vào khoảng tháng 6 tháng 7 thời tiết nắng phù hợp cho việc chiết cành lộc vừng nhất.
Trồng lộc vừng chiết từ cây mẹ nếu trồng vào chậu thì tùy vào kích thước cây con để chọn chậu cho phù hợp nên chọn những loại chậu có lỗ thoát nước là tốt nhất, đất sử dụng để trồng lộc vừng thì nên chọn những loại đất có nhiều dinh dưỡng và kết hợp với các loại phân chuồng hoại mục (hoặc đã qua ủ) để cây có thể phát triển tốt nhất. Cây lộc vừng là cây ưa nắng nhưng cũng là cây cần nhiều nước để phát triển, nên khi trồng lộc vừng cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ cho cây, ngày nắng thì tưới nhiều hơn các ngày bình thương. Khi thấy đất có dấu hiệu trắng có nứt tức là đất đang thiếu nước, cần thêm nước cho cây ngay.
Yếu tố ánh sáng: Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng nên nếu được trồng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên thì cây lộc vừng có thể ra hoa tự nhiên sai hoa, hoa ra nhiều mà không cần các loại thuốc kích thích. Còn nếu được trồng trong các khuôn viên hẹp thiếu sáng thì chúng ta cần kích thích hoa mọc trước 3 tháng khi chúng ta muốn cây nở hoa đúng vào dịp nào đấy như ngày tết chẳng hạn.
Để chăm sóc tốt cho cây lộc vừng phát triển tốt nhất thì chúng ta nên tưới nước để cung cấp độ ẩm thường xuyên và kết hợp bón phân định kì hàng tháng để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có thể dùng phân vi lượng để tưới cho cây, hoặc phân chậm tan nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cây.
Nếu trồng trong chậu thì định kì 2-3 năm chúng ta nên thay đất mới cho cây để cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Ứng dụng của cây lộc vừng lá trong thực tế
Cây có ý nghĩa trong phong thủy đối với người phương đông. Đặc biệt hoa có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày chen lấn mắt có thể làm cây bóng mát nên cây lộc vừng được trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình cũng như những địa điểm khác để kiến tạo cảnh quan. Trồng cho những nơi cần sắc thái tôn nghiêm thì lộc vừng cũng là một loài cây rất phù hợp.
Ngoài ra vì kích thước cây có thể điều chỉnh nên cây lộc vừng còn được ứng dụng trong nghệ thuật bon sai.
Có một số nước ở Đông Nam Á thì lá và đọt của loài cây này còn được dùng để ăn hay nấu canh chua, và ở một số vùng khác lá loại cây này còn được dùng làm bả để làm chất độc đánh cá các nơi như ao hồ nhỏ.
Cây lộc vừng lá lớn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh trong đông y bởi một số bộ phận của nó như rễ cây, hạt cây , vỏ cây…
Trong tây y thì cây lộc vừng còn được sử dụng để chế xuất ra một số loại hóa chất từ rễ và quả của nó ra các sản phẩm để chống viê, kháng sinh…