10 cung điện lỗng lẫy nhất thế giới

10 cung điện lỗng lẫy nhất thế giới

Đại cung điện Kremlin được xây dựng từ trong khoảng từ năm 1839-1849, với mục đích để phô trương sự vĩ đại của các Nga hoàng.

Đại cung điện Kremlin (Nga)

Đại cung điện Kremlin được xây dựng từ trong khoảng từ năm 1839 – 1849, với mục đích để phô trương sự vĩ đại của các Nga hoàng. Dưới sự chủ đạo của kiến trúc sư trưởng Konstantin A.Thon, cung điện là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Nga, Italy và phương Đông. Hiện nay, đây là dinh thự chính thức của Tổng thống Nga.

Đại cung điện Kremlin có tổng cộng hơn 700 phòng, trong đó bao gồm 9 nhà thờ. Đại cung điện Kremlin cũng chính là một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Cung điện Hoàng gia (Thái Lan)

Cung điện Hoàng gia Thái Lan là một khu phức hợp các di tích nằm kề nhau, bao gồm Cung điện Chitralada, Quốc tự Wat Phra Kaew, Chakri Mahaprasad, Hoàng cung và Cung điện Huy Hoàng.

Đây được coi là một địa điểm vô cùng linh thiêng do có Đền Phật Ngọc – nơi lưu giữ bức tượng Phật bằng ngọc đơn khối. Mỗi năm, Cung điện Hoàng gia đón khoảng 8 triệu du khách đến thăm nơi này.

Lâu đài Versailles (Pháp)

Thực tế, lâu đài Versailles ban đầu là một địa điểm nghỉ dưỡng sau khi săn bắn được xây dựng bởi vua Louis XIII vào năm 1624. Sau đó, vua Louis Đại Đế đã xây dựng một cung điện trên địa điểm này, đồng thời di chuyển Hoàng gia từ Paris tới đây.

Mặc dù cung điện từng bị tàn phá trong cuộc Cách mạng Pháp nhưng với sự trùng tu hiện tại, những du khách vẫn có thể nhìn lại quá khứ thịnh vượng của các vị vua tại đây. Lâu đài Versailles cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất trên thế giới khi đón gần 10 triệu lượt khách mỗi năm.

Cung điện Peterhof (Nga)

Cung điện Peterhof còn được gọi với cái tên “Versailles của nước Nga” do được Pyotr Đại đế cho xây dựng để đọ với Cung điện Versailles của Louis XIV. Cung điện bao gồm 3 tòa nhà chính: Cung điện Monplaisir, Đại điện và Cung điện Marly.

Thực tế, nơi đây đã gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi quân đội Đức trong Thế chiến thứ hai, thế nhưng nay đã được khôi phục lại để có thể trông giống nhất với quá khứ huy hoàng trước đó.

Dinh Schönbrunn (Áo)

Dinh Schönbrunn ở Viên là một trong các dinh thự quan trọng nhất về văn hóa ở nước Áo. Dinh Schönbrunn được Hoàng đế Leopold I xây dựng từ năm 1696 đến năm 1712.

Với tổng cộng 1441 phòng, đây là địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất tại Áo. Thống kê năm 2016 cho thấy, đã có tổng cộng 2,5 triệu lượt khách tới thăm nơi này. Vào năm 1996, UNESCO cũng đã công nhận Dinh và Vườn Schönbrunn là di sản thế giới.

Cung điện Wilanów (Ba Lan)

Được hoàn thành vào năm 1696, Cung điện Wilanów là sự kết hợp giữa kiến trúc kiểu biệt thự vườn Italy, biệt thự quý tộc và cung điện Pháp.

Ngày nay, nơi đây được gọi là Bảo tàng Cung điện của Vua John III và được coi là một trong những bảo tàng lâu đời nhất tại đất nước Ba Lan. Đây cũng chính là kho lưu trữ di sản nghệ thuật cũng như di sản hoàng gia của đất nước này. Bộ sưu tập bao gồm nhiều hiện vật có giá trị được thu thập bởi chính những vị vua Ba Lan.

Cung điện Hoàng gia Madrid (Tây Ban Nha)

Cung điện Hoàng gia này từng là nơi ở của Hoàng gia Tây Ban Nha, tuy nhiên, hiện nơi đây chỉ còn được sử dụng cho các nghi lễ của nhà nước.

Nơi đây có rất nhiều khu vực nổi bật như Royal Armory – nơi chứa áo giáo và vũ khí của gia đình Hoàng tộc được bảo quản từ thế kỷ XIII và triển lãm tranh – nơi chứa những tác phẩm nghệ thuật hiếm.

Lâu đài Fontainebleau (Pháp)

Lâu đài Fontainebleau nằm cách Paris khoảng 55km về phía Đông Nam, là một trong những tòa lâu đài lớn nhất của Hoàng gia Pháp. Lâu đài cũng nổi tiếng với cầu thang hình móng ngựa dẫn đến cửa trước.

Đây cũng chính là cung điện duy nhất có Hoàng gia cư trú trong liên tục 7 thế kỷ. Vào năm 1981, nơi đâ cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hiện nay, lâu đài Fontainebleau đã trở thành bảo tàng quốc gia tại Pháp.

Cung điện Umaid Bhawan (Ấn Độ)

Cung điện Umaid Bhawan là một trong những dinh thự tư nhân lớn nhất thế giới. Cung điện có tổng cộng 347 phòng và là nơi ở chính của Hoàng gia Jodhpur trước đây.

Hai bên của cung điện được làm bằng đá sa thạch vàng kim, trong khi đó, nội thất được làm bằng gỗ teak Miến Điện và đá cẩm thạch. Đây cũng là loại đá được sử dụng cho việc xây dựng Taj Mahal.

Cung điện Sanssouci (Đức)

Thực chất, “sans souci” trong tiếng Pháp có nghĩa là “không cần quan tâm”, đây cũng là ý nghĩa thật của cung điện này. Cung điện này là nơi ẩn náu và chỗ ở vào mùa hè của vua Phổ Frederick Đại đế và là nơi vua tìm đến khi cần thư giãn bên những chú chó săn của mình.

Việc xây dựng cung điện Sanssouci được bắt đầu vào năm 1745 và hoàn thành 2 năm sau đó. Vua Frederick William IV đã mở rộng và tiếp tục cải thiện nơi đây vào thế kỷ XIX. Sau Thế chiến thứ hai, cung điện vẫn giữ nguyên vẹn toàn và không hề bị phá hỏng một chút nào. Từ đó đến nay, cung điện Sanssouci đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch khi đến Đông Đức.

Rate this post