Những chiếc lồng chim độc đáo và đắt nhất Việt Nam
ANTĐ -Đã lao vào thú chơi rồi thì bất luận đúng sai hay dở. Chơi là sở thích, là đam mê, là thỏa chí.
Chơi lồng không nhốt chim
Giới chơi chim ở Hà Nội thì nhiều, giới chơi lồng mà không chơi chim cũng lắm, ấy vậy nhưng người chơi lồng quý thì anh Nguyễn Tuấn Ngọc vẫn được mệnh danh như bậc “đại ca” của lồng son gác tía dành cho chim.
Những chiếc lồng không…được chơi chim
Những chiếc lồng không…được chơi chim
Người ta đam mê tiếng hót thánh thót trong trẻo vào mỗi sớm mai, hay trưa hè của những chú chim khuyên, chào mào, chích chòe…Sự đam mê ấy như để làm tươi trẻ trong nhịp sống bận rộn, làm cho người ta thư thái hơn ở nhịp sống hối hả. Thú chơi chim lâu nay là thế, tao nhã và thư thái, còn thú chơi lồng mà không chơi chim là thú chơi độc mới xuất hiện trong sự sáng tạo của người đam mê chưa lâu.
Ngày hội tụ của chim khuyên, chào mào vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần nởi cây xây phủ bóng khuôn viên Bach Thảo thì ngày hội tụ của lồng không chim lại thất thường bởi sự sắp đặt của chủ lồng định hẹn.
Gọng lồng làm bằng tre tinh tế từng chi tiết
Gọng lồng làm bằng tre tinh tế từng chi tiết
Chiếc lồng bằng vật liệu quý của anh Nguyễn Tuấn Ngọc có thể gây ấn tượng khó phai cho lòng người đam mê lồng chim, có thể làm người bình thường nhìn thấy là cũng thích và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự tinh tế của nó. Song, nhiều người biết thú chơi sẽ đặt câu hỏi, lồng mà không để nhốt chim, chơi chim thì quả là vô nghĩa. Đó là suy đoán của kẻ ngoài cuộc mà thôi, còn đối với người đam mê, thú chơi chim và thú chơi lồng tách bạch rất rõ. Lồng chim để nhốt chim nếu sự tinh tế đến mức tinh xảo thì sẽ làm hỏng hoặc vẻ đẹp của chim sẽ bị mất đi phần nào. Còn chơi lồng đẹp đến mức hoàn hảo, thậm chí có cái đạt đến mức nghệ thuật đỉnh cao của lồng chim thì mới ngắm thôi đã làm cho người nhìn gật gù thốt lên “đẹp, tuyệt đẹp”.
Đáy lồng như bức họa trác tuyệt
Đáy lồng như bức họa trác tuyệt
Chiếc lồng của anh Nguyễn Tuấn Ngọc là tuyệt phẩm của nghệ thuật lồng chim bằng vật liệu quý thì chiếc lồng của anh Vũ Xuân Dương là đỉnh cao cất lên tiếng nói giá trị của tre trúc. Mọi sự so sánh là khập khiễng, nhất là so sánh trong thú chơi thì quả là không có đối trọng. Vẻ đẹp thì miễn bàn, giá cả thì không phải suy nghĩ, bởi nói đến thú chơi thì đừng hỏi giá, bởi giá sẽ kìm hãm phần nào vẻ tinh tế và cầu kỳ của những chiếc lồng có một không hai.
Cửa lồng và tai cóng đưng thức ăn tinh xảo đển kỹ lưỡng
Cửa lồng và tai cóng đưng thức ăn tinh xảo đển kỹ lưỡng
Tuyệt phẩm vô giá.
Lồng chim thì có giá, song tuyệt phẩm được tạc khắc trên những thanh tre, trúc làm chiếc lồng thì có thể nói là vô giá. Không chỉ là sự tỉ mỉ đến kỹ càng mà mỗi chiếc lồng là điển tích, là câu chuyện tóat lên từ mỗi chi tiết, tiểu công trên chiếc lồng không chim.
“Ngũ phúc lâm môm, mai điểu đón xuân, thập bát La Hán, mẫu đơn phú quý…”. Tên và tích , đó là những chiếc lồng mà người đam mê đã gửi cả sở thích và tâm hồn vào đó. Ngũ phúc lâm môn của anh Nguyễn Tuấn Ngọc tạc 5 con dơi cách điệu mang hàm nghĩa Phúc- Lộc- Thọ- Song Hỷ- Tài. Nghĩa là thế, song sự công phu gửi vào đó mất cả hàng năm trời mới song, mỗi chi tiết là tiểu cảnh, là đường nét quá đỗi cầu kỳ khó có thể chiếc máy nào có thể làm được ngoài bàn tay tài hoa của nghệ nhân hiểu và cũng đam mê sự tinh xảo của lồng chim. Chiếc lồng này đến thời điểm gần như hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều chi tiết bởi nghệ nhân chưa kịp hoàn thiện. Giá ở thời điểm này anh Ngọc đã chi phí vào thú chơi hơn 3 trăm triệu đồng.
Đáy lồng của “tác phẩm ngũ phúc” làm bằng vật liệu quý
Đáy lồng của “tác phẩm ngũ phúc” làm bằng vật liệu quý
Tiếng nói của sự tinh tế nghệ thuật tre trúc đã chiếc lồng của anh Vũ Xuân Dương đã đưa lên đỉnh của tạc khắc tiểu công chi tiết. “Mai điểu đón xuân” chiếc lồng đã khắc họa đủ một bức tranh tinh tế về hoa mai và nhiều loài chim quý trên những chi tiết, khắc nổi thật sự khéo léo. Đỉnh cao của sự tinh tế sẽ được tre trúc cất lên từ chiếc lồng hoàn hảo. Người xem như lạc vào vườn xuân đầy tiếng chim hội tụ trên chiếc lồng. Chiếc lồng này chưa một lần nhốt chim, nhưng chủ nhân cũng không thể dùng để nhốt chim mà chỉ để ngắm nhìn và thỏa một thú đam mê.
Móc lồng tạc khắc thoe tích ngũ phúc có hình dơi cách điệu
Móc lồng tạc khắc thoe tích ngũ phúc có hình dơi cách điệu
Chim quý phải ở lồng son. Câu nói này quả là không hề tương xứng với chiếc lồng ngọc ngà trè trúc. Nếu người được chứng kiến những chiếc lồng này phải thốt lên đó là công trinh nghệ thuật tinh xảo. “Lồng này không chơi chim mà chỉ để chơi lồng. Mỗi chi tiết trên lồng đều khắc tạc từ trúc, tre miếng chứ không phải kẻ vẽ. Chơi lồng dù chỉ chi tiết nhỏ như chơi chỉ, cái tăm cũng khắc tạc tinh tế theo tích mà lồng đã chơi”.- anh Nguyễn Xuân Dương bộc bạch.
Chân lồng đẹp hoàn hảo làm bằng vật liệu quý. Chiếc lồng này có trị giá
trên 3 trăm triệu đồng mà người đam mê bỏ ra để thỏa thú chơi
Chân lồng làm bằng vật liệu tre già tinh xảo, có trị giá hơn 1 trăm triều đồng
Chân lồng đẹp hoàn hảo làm bằng vật liệu quý. Chiếc lồng này có trị giátrên 3 trăm triệu đồng mà người đam mê bỏ ra để thỏa thú chơiChân lồng làm bằng vật liệu tre già tinh xảo, có trị giá hơn 1 trăm triều đồng
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết qua những chiếc lồng trong ngày hội tụ. Chủ nhân những chiếc lồng cho biết, đam mê thì sưu tầm để thỏa chí chứ không mua đi bán lại nên giá cả thì khó nói. Tiền bỏ ra cho mỗi chiếc lồng ít nhất cũng phải bỏ ra trăm triệu đồng, song đó chỉ là tiền người chơi tầm mua phải bỏ ra chứ nếu như lồng đã vào tay rồi thì họ cũng không bán đi bởi đó là thú đam mê của mỗi người.