9 cây cầu ở Việt Nam biểu tượng cho 3 miền
Mỗi cây cầu mỗi vẻ đẹp nhưng 9 cây cầu sau đây đều có điểm chung là đại diện cho 3 miền: Cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù – Hà Nội; cầu Rồng, cầu Quay sông Hàn, cầu Thuận Phước – Đà Nẵng; cầu Phú Mỹ, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Sài Gòn, cầu Bình Lợi 2 – TP. Hồ Chí Minh.
Những cây cầu biểu tượng cho thủ đô Hà Nội
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu ở Việt Nam đại diện cho thủ đô Hà Nội. Cây cầu này có tổng chiều dài là 9,17km trong đó phần cầu chính là 3,9km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5km) và phần cầu dẫn dài 5,27km. Đường trên cầu thông thoáng đi chỉ mất 10 – 15 phút là sang bên bờ bên kia.
Cầu Nhật Tân khi nhìn từ trên cao. Ảnh: dantri
Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng.
Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2009 phải hết gần 6 năm cây cầu mới hoàn thành (tháng 1 năm 2015). Đây là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.
Cầu Nhật Tân – biểu tượng ở thủ đô Hà Nội. Ảnh: hanoitv
Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội. Đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác đặc biệt là cầu Thăng Long, cũng như rút ngắn thời gian di chuyển.
Cầu Nhật Tân, Hà Nội. Ảnh: vinacoma
Cầu Đông Trù
Cầu Đông Trù là một trong những cây cầu ở Việt Nam được mệnh danh là “hoa hậu cầu” của Hà Nội. Cầu Đông Trù là hạng mục quan trọng nhất của dự án xây dựng đường 5 kéo dài, được thành phố Hà Nội xếp trong danh mục 37 công trình, dự án trọng điểm giai đoạn 2011-2015.
Dự án đường 5 kéo dài có tổng mức đầu tư trên 6.600 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Cầu nối từ xã Đông Hội, huyện Đông Anh sang phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, cách cầu Đuống cũ khoảng 4,5 km.
Cầu Đông Trù, dài hơn một km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55 m với tám làn xe. Cả hai tuyến đường có tổng mức đầu tư 6.600 tỷ đồng. Ảnh: vnexpress
Cầu dài 1.140 m, thiết kế 8 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cầu 54,5 m (rộng nhất Việt Nam hiện nay) và 2 làn đường sắt đô thị. Ngoài hệ thống đường dẫn 2 đầu, cầu gồm 3 nhịp chính; trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m. Cầu Đông Trù có kết cấu vòm thép nhồi bê tông 3 nhịp cầu đôi liên tục, đây là công nghệ thi công cầu lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
Toàn cảnh cầu Đông Trù, Hà Nội. Ảnh: eurowindowtower
Những cây cầu biểu tượng cho thành phố Đà Nẵng
Cầu Quay sông Hàn
Du lịch Đà Nẵng thì nhất định không nên bỏ qua cầu Quay sông Hàn – là một trong những cây cầu ở Việt Nam đại diện cho thành phố Đà Nẵng. Năm 1998, cầu quay sông Hàn Đà Nẵng bắt đầu được thi công xây dựng và chính thức khánh thành, đi vào hoạt động năm 2000.
Cây cầu do chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế và xây dựng, đặc biệt là được xây dựng nên bằng đóng góp của tất cả người dân thành phố Đà Nẵng, chính vì vậy mà cây cầu có rất nhiều ý nghĩa với nơi đây.
Cầu sông Hàn – cầu quay đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: foody
Cầu có chiều dài 487,7m và rộng chừng 12,9m; gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, nối liền hai trục đường chính của thành phố Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông.
Có thể xoay 90 độ là đặc trưng nổi bật nhất của cầu quay sông Hàn. Phần giữa cầu có thể tách làm đôi và quay 90 độ quanh trục nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để mở ra một con đường mới cho tàu lớn đi qua.
>> Xem thêm: Gợi ý những địa điểm cắm trại ở Việt Nam ‘siêu hot’
Cầu Rồng Đà Nẵng
Cầu Rồng Đà Nẵng được mệnh danh là một trong những cây cầu đẹp nhất Thế giới. Cây cầu ở Việt Nam là biểu tượng của Đà Nẵng này nằm ở vị trí nằm bắc qua dòng sông Hàn, cây cầu sừng sững và nổi bật giữa trung tâm thành phố, khiến bất kỳ người dân Đà Nẵng nào khi nhìn vào cũng thấy tự hào vô cùng.
Cây cầu này được mệnh danh là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Ảnh: joliecookingclass
Cây cầu được xây dựng theo kiểu kiến trúc mang hình dạng một con Rồng thời Lý như vươn mình bay ra biển lớn, một ý tưởng vô cùng ý nghĩa thể hiện khát vọng ngày càng phát triển lớn mạnh của thành phố Đà Nẵng và còn tượng trưng cho nghệ thuật kiến trúc mới của Đà Nẵng.
Một góc check in chẳng khác nào đang ở Singapore. Ảnh: thanhnien
Đây là cây cầu dạng vòm thép đơn đầu tiên tại Đông Nam Á, được khánh thành và thông xe đúng vào dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Đà Nẵng. Cầu rồng được khởi công xây dựng vào tháng 7/2009 với vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Điểm nổi bật đặc biệt của cầu Rồng ở Đà Nẵng là có đến 6 làn xe chạy với chiều rộng cầu là 37,5m và chiều dài lên đến 666m. Ngoài ra, cây cầu còn được xây dựng khá công phu khi trang bị một hệ thống chiếu sáng gồm tổng cộng 15.000 bóng đèn LED.
Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước là cầu treo dây võng hiện đại với tổng chiều dài cây cầu nối 2 bờ vịnh Đà Nẵng là 1,8 km, rộng 18 m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Cầu được khánh thành vào ngày 19/7/2009 sau 6 năm thi công.
Những bức ảnh sống ảo cực xịn khi check in cầu Thuận Phước Đà Nẵng. Ảnh: Place
Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà.
Cầu Thuận Phước là một địa điểm check in yêu thích của giới trẻ. Ảnh: ivivu
Những cây cầu biểu tượng cho thành phố Hồ Chí Minh
Cầu Phú Mỹ Hưng
Cầu Phú Mỹ Hưng là một trong những cây cầu ở Việt Nam đại diện cho TP. Hồ Chí Minh. Đây một cây cầu văng kỷ lục giữa lòng Sài Gòn hoa lệ. Cây cầu với tổng mức đầu tư lên đến 2076 tỷ đồng. Khởi công vào tháng 9 năm 2005. Thiết kế và xây dựng cầu Phú Mỹ Hưng liên tục đưa ra những con số kỷ lục ấn tượng. Cầu sở hữu chiều dài đáng kinh ngạc với 2.031m. Chính bởi vậy, hình ảnh flycam cho thấy những chặng đường trải dài từ đầu cầu đến bên kia sông Sài Gòn mềm mại như một dải lụa.
Cầu Phú Mỹ Hưng ở Sài Gòn. Ảnh: foody
Thiết kế của cầu được chia làm hai phần cơ bản. Trong đó cầu dây văng chiếm chiều dài lên đến 705m. Chiều rộng cầu dây văng đạt 27,5m. Tĩnh không thông thuyền là 45m, và thông thuyền là 250m. Chiều dài cầu dẫn là 1.326m. Cầu áp dụng kết cấu bê tông cốt thép dầm Super T (chiều rộng 26,2m). Tổng thể chiều dài của cầu Phú Mỹ Hưng là điểm nhấn ấn tượng trong thiết kế. Flycam ghi hình toàn bộ cây cầu đặc biệt được chú ý với chiều dài này.
Check in dưới chân cầu Phú Mỹ Hưng ở TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: metrip
Quá trình thi công cầu Phú Mỹ Hưng là một trong những công trình thi công cầu tầm cỡ nhất. Nhân công được sử dụng nhiều, chất lượng thi công được giám sát liên tục trong quá trình thực hiện. Cầu được thực hiện bởi sự liên hợp 3 công ty xây dựng từ Đức, Pháp, Úc. Với công nghệ xây dựng tiên tiến hàng đầu. Mỗi bước xây dựng đều được giám sát thi công và kiểm định ngay sau khi hoàn thiện.
Cầu Nguyễn Văn Cừ
Cầu Nguyễn Văn Cừ nối quận 1, 5 với quận 4, 8 có tổng kinh phí xây dựng 535 tỷ đồng được khánh thành từ tháng 4/2009. Kể từ khi hoạt động, cây cầu giúp giảm đáng kể áp lực giao thông cho cầu Ông Lãnh và Kênh Tẻ. Đây cũng là trục giao thông mới kết nối khu trung tâm thành phố với các đô thị phía nam.
Hoàng hôn trên cầu Nguyễn Văn Cừ ở Sài Gòn tuyệt đẹp. Ảnh: ashui
Đến năm 2017, Sở Giao thông vận tải TP.HCM thông xe 2 nhánh cầu vượt Nguyễn Văn Cừ xuống đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 1 và quận 5) góp phần giảm ùn tắc tại điểm điểm đen giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ và khu vực trung tâm thành phố.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn là một trong những cây cầu ở Việt Nam có chiều dài 986,12 m, gồm 32 nhịp là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (quận 2). Bên cạnh đó, cầu Sài Gòn 2, hoàn thành ngày 15/10/2013 bắc song song với cầu Sài Gòn 1 hiện hữu. Sau khi đưa vào sử dụng công trình đã giải quyết triệt để điểm nghẽn ở cửa ngõ phía đông bắc TP.HCM.
Cầu Sài Gòn là một trong những địa điểm được các bạn trẻ yêu thích đến chụp ảnh. Ảnh: traveloka
Với chiều dài gần 1.000 m, thay vì đi ôtô hay xe máy, bạn có thể đạp xe hóng gió và ngắm sông Sài Gòn lững lờ trôi từ trên cao. Ngoài ra, gần chân cầu phía quận Bình Thạnh có hai khu du lịch Văn Thánh và Tân Cảng. Bạn có thể dừng chân tại đây để nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian mát rượi của cây xanh.
Cầu Sài Gòn. Ảnh: ytimg
Cầu Bình Lợi 2
Cầu Bình Lợi 2 là một trong những cây cầu ở Việt Nam là biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh (thuộc dự án Tân Sơn Nhất – cầu Bình Lợi và đường vành đai ngoài) thông xe năm 2013. Cầu có chiều dài 975 m với 8 làn xe mang kiểu dáng kiến trúc cầu vòm Nielsen do một công ty của Hàn Quốc đầu tư.
Cầu Bình Lợi 2 ở Sài Gòn. Ảnh: vnexpress
Cầu Bình Lợi 2 ở Sài Gòn đẹp như cổ tích trong nắng chiều. Ảnh: zing
Trên đây là những cây cầu ở Việt Nam mang biểu tượng của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nếu có cơ hội du lịch Hà Nội, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh thì nhất định đừng bỏ qua những cây cầu ý nghĩa này bạn nhé!
Hà Anh