Top Những Vị Vua Tài Giỏi Nhất Trong Lịch Sử Việt Nam
Lịch sử dân tộc Việt Nam qua nhiều thăng trầm mới dựng nên 1 đất nước hòa bình và phát triển. Nhìn lại lịch sử về những vị vua tài giỏi đã xây dựng và bảo vệ đất nước suốt mấy ngàn năm. Thế hệ trẻ càng thêm tự hào và quyết tâm phát triển đất nước hùng mạnh hơn.
1. Vua An Dương Vương
Vua An Dương Vương (ADV) tên thật là Thục Phán, là vị hoàng đế đầu tiên và duy nhất của nhà nước Âu Lạc. Ông làm vua trong khoảng từ 257TCN đến 208TCN.
Thời kỳ này, vua Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Hoa và tham vọng bành trướng lãnh thổ phía Nam của người Việt. An Dương Vương đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tần. Ông lãnh đạo nhân dân chống giặc bằng kế sách vườn không nhà trống, ép quân giặc rơi vào tình trạng suy yếu do thiếu lương thực. Khi quân Tần đã đuối sức thì quân Âu Lạc tấn công. Tướng Đồ Thư mất mạng.
Sau sau chiến thắng lịch sử, ADV cho xây thành Cổ Loa nhằm củng cố tuyến phòng thủ. Ông còn cho phát triển thuỷ binh và chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc.
Tiếp đó, Triệu Đà đem quân sang đánh nước Âu Lạc. Với ưu thế của thành Cổ Loa và khâu chuẩn bị quân sự tốt, ADV đã chống giặc thắng lợi. Triệu Đà dùng kế nội gián bằng cuộc hôn nhân giữa con trai mình là Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Thông qua con trai, y nắm được bí mật quân sự của ADV.
Triệu Đà đã chiếm lấy nước Âu Lạc, buộc An Dương Vương phải bỏ chạy và tự kết liễu, kết thúc thời kỳ An Dương Vương. Đây là một bài học lịch sử vô cùng đắt giá về tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của ngoại bang để bảo vệ đất nước.
Mặc dù kết thúc bi tráng, nhưng những công lao dựng nước và cai trị đất nước suốt 30 năm của ADV là không thể phủ nhận. Ông được coi là một trong những vị vua tài giỏi nhất trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta.
2. Vua Lý Nam Đế – hào hùng lịch sử
Lý Nam Đế (503 – 548), tên thật là Lý Bí hay Lý Bôn, ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Lịch sử đánh giá, Lý Bí từ nhỏ đã giàu trí thông minh, hiểu biết sớm, nhưng tuổi thơ lại trải qua nhiều bất hạnh như: 5 tuổi cha qua đời, 7 tuổi thì mẹ mất, phải ở với chú. Lớn lên, ông được một vị Pháp tổ tiền sư nhận về. Vì thiên bẩm học rộng biết nhiều, văn võ song toàn nên ông được người dân tôn làm thủ lĩnh địa phương, được mời giữ chức Giám quân ở Đức Châu nhưng. Sau đó do bất bình với các quan đô hộ tàn ác nên cáo quan về quê.
Ở quê nhà, ông chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ nhà Lương. Binh lực ông khá lớn mạnh và thu phục được nhiều nhân vật tài ba của lịch sử như tù trưởng Triệu Túc có con là Triệu Quang Phục, lão tướng Phạm Tu, Tinh Thiều,…
Cuối năm 541, Lý Bí liên kết với các châu lân cận và chính thức khởi binh chống Lương. Khi vua Lương Vũ Đế sai quân từ phương Bắc kết hợp với phía Nam tạo thành gọng kìm đánh Lý. Ngày tháng 4/542, ông đã chủ động ra quân đánh trước. Phá tan quân Lương ở phía Nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu, đánh bại cuộc phản công nhà Lương. Cuối năm 542, nhà Lương mang quân sang đàn áp để trả thù nhưng lịch sử bại trận vẫn lặp lại.
Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô tại Ô Diên, nay thuộc Đan Phượng, Hà Nội.
Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế thua trận, ủy thác lại binh quyền cho Triệu Quang Phục.
3. Vua Triệu Việt Vương
Triệu Quang Phục (?-571) là con Triệu Túc, tù trưởng huyện Chu Diên. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Năm 546, lịch sử chép rằng Lý Nam Đế bại trận phải lui về động Khuất Lạo, giao cho Triệu Quang Phục điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Tháng 1/547, ông rút về giữ đầm Dạ Trạch. Đầm này khá rộng, bùn lầy bốn mặt, cây cỏ um tùm, ở giữa nền đất có thể ở được, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ đi lướt trên cỏ nước mới vào được. Nếu không quen dễ bị lạc đường, còn nếu rơi xuống nước thì bị rắn độc cắn chết.
Quang Phục phái hơn 2 vạn quân vào đóng ở nền đất trong đầm và dùng chiến thuật du kích, ban ngày không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh úp doanh trại của quân địch cướp lương thực vũ khí làm kế cầm cự lâu dài.
Năm 550, nhà Lương gặp loạn Hầu Cảnh lịch sử, triệu gấp Trần Bá Tiên về. Triệu Quang phục chớp thời cơ xuất trận. Quân Lương thua đau chạy về nước. Triệu Quang Phục vào thành Long Biên và xưng vua, lấy niên hiệu Triệu Việt Vương.
Đến năm 571, Lý Phật Tử là cháu của Lý Nam Đế đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm lịch sử, trước khi nhà Tùy sang xâm chiếm vào năm 602.
4. Vua Ngô Quyền
Ngô Quyền (898 – 944) sinh ra trong một dòng họ có thế lực ở châu Đường Lâm. Ông lớn lên trong hoàn cảnh lịch sử, chính quyền đô hộ nhà Đường đang suy yếu và tan rã. Dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La năm 905 và họ Dương năm 931.
Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái châu, đất bản bộ của nhà họ Dương. Năm 937, hào trưởng Phong Châu Kiều Công Tiễn giết hại Dương Đình Nghệ để chiếm quyền đồng thời cầu cứu nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.
Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn năm 937, rồi chuẩn bị kế sách quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy. Năm 938, trận chiến lịch sử nổi tiếng Bạch Đằng do ông chỉ huy đã đánh bại quân Nam Hán.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho người Việt. Nhờ chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, nước ta giành lại được độc lập, mở ra một kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh của các nhà Lý, Trần, Lê.
>> Xem thêm: Tào Tháo Và Những Câu Nói Bất Hủ Nhất Thời Đại Nên Biết
5. Vua Đinh Tiên Hoàng
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924. Ông là con trai của Đinh Công Trứ, Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An) thời Dương Đình Nghệ (931 – 937) và Ngô Vương (938 – 944). Lịch sử kể rằng từ nhỏ ông đã mê đánh trận giả và tỏ ra là người có tài chỉ huy.
Sau nhiều biến động chính trị liên tiếp, tình hình đất nước trở nên rối ren và từ năm 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ nhiều vùng, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai là Đinh Liễn đã tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư đi đầu quân cho sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình).
Sau khi Trần Minh Công mất, ông thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và 11 sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt cuộc nội loạn lịch sử giữa thế kỷ X, thu non sông về một mối cuối năm 967. Năm 968, Ông thống nhất đất nước lập ra nước Đại Cồ Việt sau thời kỳ lịch sử Bắc thuộc kéo dài.
Đinh Tiên Hoàng tại vị đến năm 979 thì mất. Theo chính sử, một vị quan là Đỗ Thích mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã sát hại cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
6. Vua Lê Đại Hành
Lê Đại Hành (941-1005) tên thật là Lê Hoàn, là vị vua lớn đầu tiên của nhà Tiền Lê. Tên tuổi của ông gắn với 2 cuộc chiến lịch sử chống quân Tống (phương Bắc), quân Chiêm (phương Nam) và củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc, xây dựng nước Đại Cồ Việt phát triển đi lên.
Lê Hoàn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm, mẹ ông đi làm thuê, mò cua bắt ốc để nuôi con. Tới năm ông 6 tuổi thì mẹ mất nên ông phải làm con nuôi cho viên quan họ Lê.
Lê Hoàn vốn có sức khỏe hơn người, có ý chí trở thành người văn võ toàn tài. Trong cuộc chiến lịch sử dẹp loạn 12 sứ quân, ông là cánh tay phải đắc lực của Đinh Bộ Lĩnh. Ngoài tài thao lược và lòng dũng mãnh thiện chiến, ông còn có lòng nhân ái và yêu thương các binh sĩ nên thu phục được lòng quân.
Năm 979, sự kiện lịch sử Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn là con trai lên ngôi mới 6 tuổi, nội bộ triều đình rối rắm, giặc Tống sang xâm lược. Năm 980, được sự ủng hộ của Thái Hậu Dương Vân Nga và tập thể binh lính, Lê Hoàn quyết định lên ngôi vua lấy niên hiệu là Thiên Phúc.
Với tài mưu lược xuất sắc, vua Lê đã đánh tan 2 đạo quân của giặc Tống trên sông Bạch Đằng và Ải Chi Lăng lịch sử; dẹp yên giặc ngoại xâm và ổn định triều thần. Sau đó, ông xây dựng mở mang kinh đô Hoa Lư to lớn hơn, trở thành trái tim của nước Đại Cồ Việt trong lịch sử. Vua Lê Đại Hành mất năm 1005, thọ 65 tuổi.
Trong suốt 26 năm cai trị, Lê Đại Hành dành sự quan tâm nhiều đến vùng đất phía Nam. Ông đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự lớn, đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ biên giới vững vàng, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến lịch sử của người Việt sau đó.
7. Vua Lý Thánh Tông
Lý Thánh Tông (1023 – 1072) tên thật là Lý Nhật Tôn, ông là vua đời thứ ba của nhà Lý, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai Thị.
Trong thời kỳ tại vị của vua cha, Lý Nhật Tôn đã nhiều lần cầm quân đi dẹp loạn, bảo vệ biên cương và lập nhiều chiến công, được lịch sử ghi nhận như dẹp bạo loạn ở Lâm Tây năm 1037, khi mới 15 tuổi, đánh châu Văn năm 1042, châu Ái năm 1043…
Năm 1054 vua Lý Thái Tông qua đời, Lý Nhật Tôn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Thánh Tông, tiếp tục ổn định giang sơn và tập trung mở rộng biên cương, góp phần phát triển cơ nghiệp nhà Lý. Quân đội được ông tổ chức rất chặt chẽ và quy củ, có tiếng thiện chiến, nhiều lần đánh đuổi quân Tống ra khỏi biên cương phía Bắc vào năm tháng lịch sử 1059 -1060
Ngoài ra, nhiều công lao cai trị đất nước của Lý Thánh Tông được ca tụng như: đổi quốc hiệu là Đại Việt, bình Chiêm, phá Tống, xây dựng Văn Miếu, và lấy được ba châu Chiêm Thành.
8. Vua tài giỏi nhất lịch sử Việt Nam Trần Nhân Tông
Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là trưởng nam của vua Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, được nhường ngôi vào năm 1278.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và có vai trò lãnh đạo quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 và 3. Lịch sử ghi nhận sự nghiệp của ông nổi bật ở cả ba mặt: giữ nước, dựng nước, mở nước, cụ thể là:
- Sự nghiệp giữ nước: quân Nguyên – Mông là một đế chế hùng mạnh nhưng 2 lần trong 3 lần xâm lược nước ta đều bị đánh bại. Tài thao lược của ông thể hiện ở chính sách dùng người. Sau thắng lợi lịch sử năm 1285, ông thực hiện ngay việc điều tra dân số để nắm được tiềm lực quốc gia. Trong cả 2 lần kháng chiến (1285 và 1288), vua Trần Nhân Tông là ngọn cờ đoàn kết dân tộc, lãnh đạo quân dân vượt nhiều thời khắc khó khăn. Nhiều lần nhà vua trực tiếp cầm quân đánh trận như một vị tướng dũng cảm, bên cạnh đó vẫn đưa ra nhiều quyết sách táo bạo như một nhà chiến lược tài ba của lịch sử.
- Sự nghiệp dựng nước: Ông đã xây dựng đất nước bằng những chính sách rất sáng suốt và thông minh trong lịch sử như: phong thần cho những người có công với Đại Việt, chủ trương phát triển chữ Nôm, chữ quốc ngữ trong cả công việc triều chính lẫn đời sống xã hội và văn học, sáng lập ra Thiền Trúc Lâm Yên Tử (môn phái có tinh thần nhập thế mãnh liệt).
- Sự nghiệp mở nước: Trần Nhân Tông đã ngoại giao với hoàng đế Champa (Chế Mân) bằng đường hòa hảo, kết quả là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Châu Lý cho Đại Việt để làm sính lễ cưới lịch sử với công chúa Huyền Trân (con gái duy nhất của Trần Nhân Tông). Vua Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh.
Cuộc đời của Trần Nhân Tông được lịch sử công nhận là vị vua tài giỏi nhất lịch sử Việt Nam bởi tài năng mưu lược, công lao dựng nước, giữ nước và mở cõi rất sáng suốt và anh minh.
9. Vua Lê Thái Tổ nổi tiếng lịch sử
Lê Thái Tổ (1385 – 1433) tên thật là Lê Lợi, ông lớn lên ở vùng đất Lam Sơn, Thanh Hóa. Ông là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam sơn, giành độc lập cho nước Đại Việt và sáng lập nên nhà Hậu Lê trong lịch sử.
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất nhà Trần, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Năm 1407 nhà Hồ sụp đổ trước sự xâm lược của quân Minh, nước Việt một lần nữa nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc.
Những biến động lịch sử đó đã tác động phần nào đến tư tưởng, nhận thức của Lê Lợi. Tuy nhiên khi nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, lòng yêu nước của ông trỗi dậy mạnh mẽ khiến ông không thể ngồi yên. Lê Lợi được coi là một vị vua tài giỏi trong lịch sử vì sự thông minh trong từng trận đánh, cách mà ông giành lại độc lập cho đất nước.
Năm 1418, Lê Lợi đã cùng những anh hùng hào kiệt chính thức phất ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược cứu nước. Sau nhiều trận thắng lịch sử, đến cuối năm 1425, ông làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, bao vây tất cả các thành trì.
Từ tháng 8/1426, Lê Lợi tiến quân ra Bắc. Đội quân thắng lớn ở Tốt Động, Chúc Động và vây hãm thành Đông Quan. Cuối năm 1427, vua Minh điều viện binh lớn sang, Lê Lợi chủ động đánh chặn các đạo quân này và giành thắng lợi lớn trong trận Chi Lăng – Xương Giang. Các cánh viện binh còn lại nghe tin, lo bỏ chạy về phương Bắc.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, tại vị sau 5 năm thì qua đời (1428-1433), hưởng thọ 49 tuổi. Dù vậy, ông đã xây dựng đất nước hồi phục từ hậu quả để lại của thời Minh thuộc, đặt cơ sở lịch sử vững chắc cho nền độc lập, thống nhất nước nhà.
10. Vua Lê Thánh Tông – Vị vua lịch sử
Lê Thánh Tông (1442 – 1497), tên thật là Lê Tư Thành, là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê. Tư Thành là con của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Ông lên ngôi năm 1460 lịch sử, thời đại Hồng Đức nhờ có Lê Thánh Tông cai trị đã đạt đến đỉnh cao vàng son của nền quân chủ chuyên chế Việt Nam với những phương pháp cải tổ cơ chế nhà nước cả về chính trị, bộ máy nhà nước và quân sự trong lịch sử.
Ông đề cao ý thức độc lập, chủ quyền, bảo vệ biên cương.Về mặt kinh tế, ông cho sửa đổi luật thuế khóa, mở đồn điền, khuyến khích nông nghiệp, vận động người dân tản cư về lại quê hương, chia đều ruộng đất cho nhân dân, đặt ra luật quân điền… Những giao dịch, buôn bán với các nước lân bang cũng được phát triển mạnh trong thời kỳ lịch sử này.
Nền giáo dục, đào tạo nhân tài được Lê Thánh Tông quan tâm và thúc đẩy vai trò của trí thức lên cao. Ông khởi xướng lập bia tiến sỹ, tiến hành cho dựng bia để ghi danh, tôn vinh những người tài giỏi, đức độ của đất nước ở Văn Miếu Quốc Tử Giám để các thế hệ sau noi gương và phát triển.
Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông cũng có những tiến bộ vượt bậc. Các sáng chế về kỹ thuật và kĩ năng chế tạo vũ khí vốn có đã cực kì tinh xảo kết hợp với số vũ khí tân tiến thu được trong cuộc kháng chiến lịch sử với nhà Minh trước đây.
Đây chính là cơ sở để vua Lê Thánh Tông giành những chiến thắng lịch sử trong quân sự của mình. Như kế hoạch Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành năm 1471, sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân toàn thắng về phía Tây đất nước vào năm 1479.
Năm 1497 vua Lê Thánh Tông qua đời vì lâm bệnh nặng.
Với những công lao to lớn của mình, Lê Thánh Tông được lịch sử ghi nhận là một vị vua anh minh, quyết đoán, mưu lược nhưng luôn cần mẫn học hỏi từ quân thần, nhân dân, là tấm gương lớn cho các thế hệ sau học hỏi.
11. Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ nổi tiếng trong lịch sử
Hoàng đế Quang Trung tên thật là Nguyễn Văn Huệ (1753 – 1792), là con trai của một người chuyên làm nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Nguyễn Huệ có 2 anh ruột là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ, cả 3 anh em được học văn võ của thầy Trương Văn Hiến sau được nhân dân gọi bằng cái tên lịch sử là ba anh em Tây Sơn bởi công cuộc khai sáng một số võ phái Bình Định.
Sự nghiệp của Nguyễn Huệ đạt đến huy hoàng cũng nhờ sự góp sức của 2 người anh. Từ xưa, Quang Trung đã được đánh giá là một vị vua toàn tài với những chính sách chính trị tài giỏi và là nhà quân sự xuất sắc.
Sau thành công của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lịch sử, chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh và đánh bại quân xâm lược Xiêm La (phía Nam), Đại Thanh (phía Bắc), ông được nhân dân ca tụng là anh hùng áo vải, vị tướng bách chiến bách thắng của dân tộc.
Chưa từng biết đến thất bại trên chiến trận, hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ được ghi nhận như một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, trong thời gian cai trị đất nước của mình ông có những cải cách tiến bộ để xây dựng Đại Việt.
Ngày 22/12/1788, sau khi Lê Chiêu Thống đưa quân Thanh về cướp nước, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Ngay hôm sau, ông thực hiện cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc để đánh quân Thanh, tiến như vũ bão và đánh bại kẻ thù trong trận quyết chiến lịch sử ở Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789.
Sau đó, ông lại phải chiến đấu với Nguyễn Ánh để thống nhất đất nước. Thế nhưng, sự ra đi đột ngột năm 1792 ở tuổi 40 của vua, khiến kế hoạch này đã không bao giờ được hoàn thành. Sau khi hoàng đế Quang Trung mất, nhà Tây Sơn suy yếu, sụp đổ nhanh chóng trong lịch sử .
Nhắc đến Quang Trung – Nguyễn Huệ, chúng ta thường hình dung đó là một con người quyết đoán, cứng rắn, với tài cầm quân xuất quỷ nhập thần, bách chiến, bách thắng. Một người như thế chắc tính tình phải nghiêm khắc, khô khan hay cứng nhắc… Thế nhưng ở đời thường, ông lại rất vui tính, có tài pha trò với những lời đối đáp rất thông minh, sắc sảo, chứng tỏ một trí tuệ mẫn tiệp xuất chúng. Lịch sử kể lại rằng dù cho không hài lòng với cấp dưới, ông vẫn có cách nhắc nhở tế nhị, thấm nhất, mà không hề cậy quyền uy.
Ngày nay, nhân dân nhiều nơi đã cho xây lăng, lập đền thờ, dựng nhiều bảo tàng, tượng đài để tưởng nhớ những công lao to lớn của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đối với lịch sử toàn dân tộc.
Có thể bạn quan tâm:
KẾT
Với những cống hiến to lớn trên, các vị vua tài năng và đức độ đã đưa lịch sử Việt Nam vang danh khắp năm châu. Lịch sử đã chứng minh, đất nước Việt Nam dù đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng dân tộc ta vẫn luôn đấu tranh kiên cường, bất khuất, quyết không chịu làm nô lệ. Ngay cả trong thời bình, tinh thần bất khuất của người Việt càng thể hiện rõ trong công cuộc phát triển đất nước về mọi mặt.