5+ Mẫu tượng Phật Đản Sanh đẹp nhất bằng bột đá cao cấp
Tượng Phật Đản Sanh thường được thể hiện trong tư thế đứng trên đài sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Các tôn tượng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là các mẫu tượng bằng đá, do có tính linh cao, độ bền tốt, tôn tượng diện đẹp, có hồn vô cùng thu hút. Lộc Phát xin giới thiệu đến quý cô chú, anh chị một số mẫu tượng Phật Đản Sanh đẹp nhất bằng bột đá cao cấp được yêu thích nhất hiện nay.
Nguồn gốc của tượng Phật Đản Sanh
Tượng Phật Đản Sanh thể hiện hình ảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc xuất thế ra đời. Tương truyền, trước khi thành Phật, Phật Thích Ca là Thái tử Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Bà hoàng hậu Ma Da là công chúa của một nước láng giềng của Ca Tỳ La Vệ. Theo phong tục của xứ này, khi có thai thì hoàng hậu sẽ phải trở về quê mẹ để sinh nở.
Trên đường trở về, bà đã nghỉ chân dưới bóng cây Sala trong vườn hoa Lâm Tỳ Ni, lúc đang dừng chân nghỉ ngơi, hoàng hậu MaDa đã hạ sinh thái tử. Truyền thuyết kể rằng, thái tử Tất Đạt Đa đã bước ra từ hông bên phải. Khi thái tử vừa ra đời đã được các chư Thiên đến đón và tạo ra mưa để tắm cho Ngài. Trong khi đó, một số truyền thuyết thì nói rằng hoàng hậu đã tắm cho hoàng tử trong một cái ao ở gần đó.
Sau khi được đặt xuống đất, Ngài đã bước bảy bước chân, dưới mỗi bước chân là một bông sen nở rộ. Lúc này, Ngài đã đưa tay lên trời và nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn vô lượng sinh tử, ư kim tận hỷ”. Theo kinh điển của Phật Giáo, tất cả các Bồ Tát đều được sinh ra từ hông bên phải của người mẹ, là biểu tượng cho sự thuận sanh, cũng là kết quả cho sự tu hành giác ngộ. Trong khi đó, hoa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh, tinh khiết, giải thoát…
Ngày đản sinh Thái tử, cảnh vật trong thành Ca Tỳ La Vệ đều vui vẻ lạ thường, cây cỏ ra hoa kết trái, khí hậu mát mẻ trong lành, giếng nước sông ngòi đều đầy ắp, chim chóc bay đầy trời, hào quang chiếu rọi sáng cả mười phương. Đức Vua đã vô cùng vui mừng, mời các thánh giả, đạo sư, tiên tri đến xem tướng và cầu phúc cho con trai của mình.
Tượng Phật đản sanh có ý vô cùng đặc biệt trong Phật Giáo, thể hiện sự tôn kính của con người đối với Đức Phật khi ngài giáng sinh ở trần thế. Tôn tượng được thờ khắp các quốc gia kể cả Việt Nam. Thông thường, ngày lễ Phật Đản sanh thường được các quốc gia theo Phật giáo Bắc Tông tổ chức vào tuần lễ Đản sanh từ 8/4 – 15/4 âm lịch hoặc vào ngày 8/4 âm lịch. Trong khi đó, các quốc gia theo Phật Giáo Nam Tông lại thường tổ chức vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch.
5+ Mẫu tượng Phật Đản sanh bằng bột đá cao cấp đẹp nhất
Tượng Phật đản sanh có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các tôn tượng bằng bột đá cao cấp. Lý do là tượng bằng đá thường có tính linh cao, độ bền tốt, khả năng chống chịu những tác động của môi trường tốt. Hơn nữa, hiện này các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp có tạo hình đẹp, màu sắc tươi sáng, nước da sơn hồng hào, chân thật, sống động.
Lộc Phát xin giới thiệu đến quý khách một số mẫu tượng Phật Đản sanh bằng bột đá cao cấp đẹp của chúng tôi:
+ Tượng Phật đản sanh đá ngọc trắng
Tượng được làm từ chất liệu bột đá trắng cao cấp, y áo màu trắng ngọc nhẹ nhàng tươi sáng. Tượng có thần thái nhẹ nhàng, tươi vui, màu da hồng hào tràn ngập sinh khí và sức sống.
+ Tượng Phật đản sanh đá thạch ngọc cao cấp
Tượng được làm từ chất liệu bột đá thạch ngọc cao cấp, y áo màu xanh ngọc nhẹ nhàng, tươi mát. Phần đế tượng tạo hình đóa sen với ba tầng cánh sen được thể hiện tinh tế, ấn tượng. Bên dưới là tạo hình đám mây bồng bềnh nhẹ nhàng có màu sắc đồng bộ với màu tượng.
+ Tượng Phật đản sanh bằng đá thạch anh cao cấp
Tượng được làm từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp với màu vàng ngọc ấm áp, tươi sáng. Theo phong thủy, thạch anh là loại đá có nguồn năng lượng phong thủy tích cực, có thể mang đến thành công, trí tuệ và may mắn cho gia chủ. Không chỉ vậy, đá thạch anh còn giúp phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hóa của tượng Phật.
+ Tượng Phật đản sanh đứng trên đài sen bằng bột đá trắng cao cấp
Tượng được làm từ chất liệu bột đá trắng cao cấp, có nước da hồng hào tươi sáng, tướng diện tượng đẹp, thần thái tươi vui, tỏa sáng. Bề mặt tượng được phủ nhiều lớp nano giúp tăng độ phủ bóng và độ bền cho tượng.
+ Tượng Phật đản sanh y áo thạch ngọc
Đây cũng là một trong những mẫu tượng Phật đản sanh được yêu thích nhất tại Lộc Phát. Tượng có y áo màu thạch ngọc bắt mắt. Phần đế tượng tạo hình đài sen chớm nở màu sắc đồng bộ với màu tượng.
+ Một số mẫu tượng Phật đản sanh khác
Ý nghĩa của tượng Phật Đản Sanh
Theo kinh điển Phật Giáo, đản sinh Phật là ngày Đức Thích Tôn/Đức Phật ra sinh để tô điểm cho cõi đời, đem lại cho muôn loài niềm hân hoan xán lạn. Tượng Đức Phật Đản sanh thể hiện hình tướng của Đức Phật khi vừa mới sinh ra đời. Ngài được thể hiện trong tư thế bước đi, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, dưới chân là một đóa sen Thất Bảo lớn như bánh xe nâng đỡ.
Tượng Phật Đản Sanh là tượng mô phỏng lại Đức Phật Thích Ca lúc vừa mới sinh ra. Tượng có nhiều ý nghĩa sâu sắc, theo biên soạn của Thầy Thích Thái Hòa thì tượng Phật Thích Ca đản sanh có những ý nghĩa sau:
- Đức Phật ra đời là để khai mở tuệ giác cho tất cả chúng sinh, giúp các Phật tử nhận ra Phật tính, tâm tính tốt của bản thân, phát hiện và loại bỏ những điều xấu trong bản tâm.
- Tượng Đức Phật đản sanh giúp con người nhận ra được con đường giác ngộ thị Phật tri kiến. Biết được con đường đến hạnh phúc, biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Từ đó hướng đến những điều tốt lành, mỗi ngày đều trở nên tốt hơn, không bị kìm hãm trong ganh ghét, đố kị.
- Đức Phật đản sinh giúp ta nhận ra ngộ Phật tri kiến, tức là biết làm thế nào để giác ngộ Phật tính từ ngay thân và tâm của bản thân mình. Hiểu rõ ràng một kẻ tầm thường, đau khổ cũng có khả năng giác ngộ, hướng đến cuộc sống hạnh phúc, an lạc.
- Đức Phật ra đời giúp chúng ta thấy rằng giác ngộ là chưa đủ mà phải nhập với Phật tính đồng thời biểu hiện Phật tính ra ngoài.
Hình ảnh Phật Đản sanh còn mang ý nghĩa may mắn, có thể mang đến những thành tựu tốt đẹp cho người thờ phụng và Phật tử. Giúp chúng sinh giác ngộ, từ bỏ điều ác, hướng đến điều thiện để nhận được nhận giá trị, thành tựu lớn lao hơn trong cuộc sống. Hình tượng Đức Phật Đản sinh cũng được thờ phụng để mong cầu cuộc sống êm ấm, hạnh phúc. Giúp hàn gắn, kết nối những vấn đề tưởng chừng như đứt gãy, không thể gắn kết lại được.
Ý nghĩa của câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”
Trong mùa Phật Đản, hầu như các lễ đài đều sử dụng hình ảnh Đức Phật lúc sơ sinh, đứng trên đài sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Thường kèm theo khẩu hiệu “thiên thượng thiên hạ – duy ngã độc tôn”, đây được xem là Phật ngôn phổ biến trong Phật giáo. Theo Phật giáo Bắc truyền, khi tra cứu Kinh tạng, hầu hết các tài liệu kinh điển dùng là “duy ngã vi tôn” chứ không phải là “duy ngã độc tôn”.
Trong kinh “Tu Hành Bản Khởi” có viết “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn// Tam giới giai khổ, ngô đương an chi”, tức là trên trời dưới trời, chỉ có bậc giác ngộ là tôn quý// Ba cõi đều khổ, giác ngộ sẽ giúp chúng sanh an lạc. Theo các lý giải, cụm từ “duy ngã độc tôn” và “duy ngã vi tôn” không khác biệt lắm về ý nghĩa. Hai cầu đầu của bài kệ Đản Sanh là “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” còn hai câu cuối thì có vô vàn sự khách biệt về nội dung, ý nghĩa. Bài kệ nào cũng không thể khẳng định là chính xác tuyệt đối được.
Nếu phân tích ý nghĩa từ ngữ trong câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” thì:
- Thiên thượng thiên hạ tức là trên trời dưới đất
- Duy ngã đồng nghĩa với chỉ độc tức là chỉ mình ta, độc nhất
- Độc tôn: tôn quý, cao quý nhất
Nếu dịch cả câu thì có nghĩa là dù trên trời dưới đất hay ở bất kỳ đâu, chỉ ta là tôn quý, là duy nhất. Thực tế, ý nghĩa sâu xa của câu nói này tức là trên trời dưới đất, chỉ có giác ngộ nơi Phật mới là trân quý, viên mãn nhất.
Cách thờ tượng Phật Đản sanh tại nhà vào lễ Phật Đản
Lễ tắm tượng Phật vào Lễ Phật Đản được cho là xuất phát từ sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni. Theo các bản kinh, khi Hoàng hậu Ma Da sinh Thái tử, từ trên không trung có bốn vị Thiên vương dùng vải quý của cõi trời nâng thái tử, có Thích Đề Hoàn Nhơn mang lọng báu và các vị Đại Phạm Thiên đứng hầu hai bên. Thái tử được tắm bằng hai dòng nước ấm và mát do hai vị Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan đà phun từ hư không.
Khi thờ tượng Phật đản sinh tại gia, gia chủ có thể:
- Đặt tượng thờ ở phòng khách, phòng thờ, trên sân thượng, trước ban công hoặc ở sân vườn đều được. Không gian thờ phải yên tĩnh, trang nghiêm, không được là nơi tụ tập ồn ào hoặc nơi thường xuyên hội họp ăn uống.
- Tượng Phật Đản sinh có thể được làm bằng đá, composite, đồng, ngọc… đều được. Tuy nhiên, tốt nhất là chọn tượng bằng đá vì tượng có tính linh cao, độ bền tốt, ít chịu tác động từ môi trường, có thể thờ được trong thời gian dài.
- Có thể mô phỏng khu vực thờ tượng Phật Đản Sanh giống như hình ảnh lúc hoàng hậu Ma Da đản sanh Thái Tử Tất Đạt Đa có chư thiên, nữ tỳ, bảy bông hoa sen, cây cỏ, rồng phun nước… Nếu gia chủ làm vườn Lâm Tỳ Ni thì không cần phải có bàn thờ hương án.
- Nếu thờ tượng Phật như thông thường thì cần trang trí cờ Phật giáo, đèn điện, đèn lồng, biểu ngữ chào mừng đại lễ Phật Đản…
Cách thực hiện lễ tắm Phật trong đại lễ Phật Đản
Lễ tắm tượng Phật trong lễ Phật Đản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc tắm tượng Phật là cách để chúng ta thực tập nếp sống chính niệm. Đồng thời cũng thể hiện lòng tôn kính, khiêm cung, sự ngưỡng mộ đến với Đức Phật. Mượn nước thơm tắm cho tượng Phật để tẩy bụi trần, tìm ra Phật tánh tiềm ẩn trong tâm của mỗi người. Tắm Phật cũng là cách thể hiện mong cầu được gột rửa thân tâm của chính mình, nhằm tìm lại sự thanh tịnh, an lạc nơi tâm.
Lễ Phật Đản ở Việt Nam là ngày nào?
Trước năm 1959, lễ Phật Đản được các nước Đông Á tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch. Tuy nhiên, đến Đại hội Phật giáo thế giới được tổ chức từ 25/5 – 8/6/1950 tại Colombo (Tích Lan), thì ngày lễ Phật Đản quốc tế được thống nhất là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4). Theo đó, Việt Nam cũng sẽ tổ chức lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng 4 âm lịch. Ngày lễ Phật đản năm 2022 sẽ rơi vào ngày 15/5/2022 dương lịch, tức ngày rằm tháng 4 năm Nhâm Dần.
Vào ngày lễ Phật Đản, Giáo hội ở các tỉnh, thành, chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động như diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, nghi thức tắm Phật, thuyết giảng về Phật Pháp… nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Vào ngày này, Phật tử, người có tâm hướng Phật, người thờ Phật đều sẽ ăn chay, không sát sinh, dọn dẹp, trang trí bàn thờ Phật. Ngoài ra, các Phật tử cũng thường đến chùa để phụ giúp công quả, làm việc thiện, nghe thuyết giảng Phật pháp, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân…
Trước khi tắm Phật cần chuẩn bị gì?
Nghi thức tắm Phật vào đại lễ Phật Đản là một trong những nghi lễ quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt với Phật tử và những người thờ Phật. Trước khi tắm Phật, cần chuẩn bị như sau:
- Bàn thờ có đầy đủ hương hoa
- Thỉnh tượng Phật đản sinh đặt ở trong thau lớn hoặc chậu lớn sạch sẽ
- Nấu nước thơm tắm Phật, có thể dùng các nguyên liệu như nước với hoa cúc, hoa lài, quế… Sau khi nước nguội thì đổ vào chậu, rải thêm ít hoa lài vào
Người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, một lòng tin tưởng vào công đức tắm Phật thì mới được thành tựu sở nguyện.
Cách làm lễ tắm Phật
Để thực hiện lễ tắm Phật, chúng ta tiến hành tuần tự theo những bước sau đây:
- Đến giờ hành lễ, đạo tràng tiến hành trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật
- Khi giờ tắm Phật đã đến, mọi người cùng tụng kệ và chú Tắm Phật. Lần lượt đi đến lễ đài nơi đặt tượng Phật đản sinh, chắp tay thành kính đảnh lễ.
- Nhẹ nhàng múc nước tưới lên hai vai của Ngài, vừa tắm Phật, vừa quán tưởng dòng nước này sẽ gọi nhuần tâm tư, nhờ công đức mà tẩy sạch như si mê, tham lam, chấp niệm của bản thân.
- Mong cho thân tâm trở nên nhẹ nhàng, thanh tịnh, những lời nói, suy nghĩ, việc làm xấu được xóa đi.
Trên đây là một số mẫu tượng Phật Đản sanh đẹp bằng bột đá cao cấp và một số thông tin về nguồn gốc ý nghĩa của tượng Phật Đản sinh. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng có thể liên hệ Lộc Phát qua số điện thoại hoặc Zalo 093.173.8189.
Có thể bạn quan tâm: