10 thư viện đẹp nhất thế giới: Tốt gỗ tốt cả nước sơn

10 thư viện đẹp nhất thế giới: Tốt gỗ tốt cả nước sơn

Đừng đánh giá một cuốn sách chỉ qua cái bìa. Điều đó cũng đúng với các thư viện đẹp nhất thế giới. Nhiều thư viện có thể đơn giản bên ngoài, nhưng bên trong là cả một câu chuyện hay.

Từ những kiệt tác kiến trúc cổ xưa và hiện đại, hãy để bản thân lạc và đắm chìm trong thế giới sách tuyệt vời khi thoát khỏi thực tại với 10 thư viện đẹp nhất thế giới dưới đây.
 

Thư viện và bảo tàng Morgan, Mỹ

 

Nằm ở trung tâm thành phố New York, nước Mỹ, địa danh này là một tổ hợp gồm thư viện, bảo tàng, hội trường biểu diễn và là nơi lưu giữ bộ sưu tập sách tư nhân của JP Morgan.
 

 

Thư viện và bảo tàng Morgan (The Morgan Library and Museum), Mỹ.

 

Các tủ sách trong thư viện đẹp nhất thế giới này còn chứa các bản thảo gốc của Sir Walter Scott và Honoré de Balzac. Đây cũng là nơi có một bộ sưu tập lớn các bản in, bản vẽ và những ấn phẩm đầu tiên của các nghệ sĩ châu Âu như Leonardo, Michelangelo, và Rembrandt.
 

 

Thư viện Thành phố Stuttgart, Đức

 

Hiện đại, tối giản và đẹp mắt, đây chỉ là một vài từ mô tả Thư viện Thành phố Stuttgart. Mở cửa năm 2011, nơi giống như một kim tự tháp ngược, một địa điểm độc đáo để đọc với không gian mở và cầu thang kết nối nhiều thư viện lưu trữ.
 

 

Thư viện Thành phố Stuttgart (Stuttgart City Library), Đức.

 

Thư viện Tu viện Strahov, Prague, Cộng hòa Séc

 

Được xây dựng vào năm 1679, Thư viện Tu viện Strahov đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Cộng hòa Séc, và là nơi lưu giữ hàng ngàn bản in được tạo ra từ thế kỷ 16 đến 18.
 

 

Thư viện Tu viện Strahov (Strahov Monastery Library), Prague, Cộng hòa Séc.

 

Nổi tiếng với những bức bích họa Kinh thánh ngoạn mục, thư viện độc đáo này có hai hội trường: Hội trường Thần học và Hội trường Triết học. Cả hai đều được trang trí vô cùng lộng lẫy.
 

 

Thư viện Tu viện Admont, Áo

 

Nổi bật với phong cách kiến trúc Baroque, Thư viện Tu viện Admont là một trong những tu viện lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới. Nó là ngôi nhà của 70.000 ấn phẩm và nội thất màu trắng, vàng, được trang trí bằng những bức bích họa và điêu khắc của hai nghệ sĩ vĩ đại thời kỳ Baroque, Bartolomeo Altomonte và Joseph Stammel.
 

 

Thư viện Tu viện Admont (Admont Abbey Library), Áo.

 

Thư viện Tân Hải Thiên Tân, Trung Quốc

 

Được mệnh danh là “Con mắt” do hình cầu ở giữa, cũng như góc nhìn độc đáo từ bên ngoài giống như một con mắt khổng lồ, thư viện 5 tầng ở Trung Quốc này được thiết kế bởi công ty kiến trúc Hà Lan MVRDV và là nơi lưu trữ 200.000 cuốn sách.
 

 

Thư viện Tân Hải Thiên Tân (Tianjin Binhai Library), Trung Quốc.

 

Chỉ có một vấn đề ở đây: Trên cao thực chất không phải là sách mà chỉ là những tấm nhôm được trang trí giống như sách để tạo hiệu ứng ảo ảnh như tràn lên đến tận vòm trời.

 

Thư viện công cộng Stockholm, Thụy Điển

 

Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Thụy Điển Gunnar Asplund và được thành lập vào năm 1928, Thư viện công cộng Stockholm là một trong những biểu tượng của thành phố với cấu trúc hình trụ của nó.
 

 

Thư viện công cộng Stockholm (Stockholm Public Library), Thụy Điển.

 

Asplund là một trong những đại diện chủ chốt của phong cách Cổ điển Bắc Âu vào những năm 1920. Do đó, Thư viện Công cộng Stockholm cũng mang đậm phong cách này. Thư viện có kệ mở để du khách tự do truy cập mà không cần sự trợ giúp của nhân viên – một khái niệm lấy cảm hứng từ các thư viện Mỹ.
 

 

Thư viện Đại học Trinity College Dublin, Ireland

 

Thư viện Đại học Trinity College Dub là một tổ hợp một số tòa nhà thư viện, nhưng đáng chú ý nhất là Old Library (Thư viện Cũ), , được thiết kế bởi Thomas Burgh và được xây dựng từ năm 1712 đến 1732. Old Library có phòng dài 61m tráng lệ, được trang trí bằng những bức tượng bằng đá cẩm thạch nổi tiếng của nhà điêu khắc Peter Schemakers.
 

 

Thư viện Đại học Trinity College Dublin (Library of Trinity College Dublin), Ireland.

 

20.000 đầu sách lâu đời nhất của thư viện nằm trong các tủ bằng gỗ sồi, cùng với các đồ tạo tác và bản thảo lịch sử, như Book of Kells và Book of Durrow mà Đức giám mục Henry Jones phục hồi hay đàn hạc Brian Boru, một trong ba chiếc đàn hạc Gaelic thời trung cổ còn đến hôm nay.
 

 

Thư viện Bibliotheca Alexandrina, Ai Cập

 

Bên dưới mặt tiền nổi bật của những bức tường đá granite được khắc các ký tự từ 120 chữ viết khác nhau là một nội thất tuyệt đẹp không kém, được thiết kế bởi công ty Snøhetta của Na Uy.
 

 

Thư viện Bibliotheca Alexandrina, Ai Cập.

 

Bibliotheca Alexandrina nằm trên bờ biển Địa Trung Hải ở Alexandria, Ai Cập, bên cạnh một hồ bơi lớn. Tôn kính Thư viện Alexandria – từng được coi là một trong những thư viện lớn nhất và quan trọng nhất của thế giới cổ đại, Bibliotheca Alexandrina có không gian chứa 8 triệu cuốn sách và có một trung tâm hội nghị, 4 bảo tàng, 4 phòng trưng bày nghệ thuật, 15 phòng triển lãm một cung thiên văn và phòng thí nghiệm phục hồi bản thảo.
 

 

Thư viện Biblioteca Vasconcelos, Mexico

 

Còn được gọi là Megabiblioteca (Đại thư viện) ở Mexico, thiết kế độc đáo của giá sách và ban công xếp chồng lên nhau không đối xứng của Biblioteca Vasconcelos, cũng như những bức tường trong suốt, làm nổi bật ảo giác về những tủ sách trong một mê cung tương lai.
 

 

Thư viện Biblioteca Vasconcelos, Mexico.

 

Thêm vào khung cảnh hoành tráng ấy là “nghệ thuật sắp đặt cố định” Gabriel Orozco, bộ xương của một con cá voi lượn trên sảnh trung tâm của thư viện. Thư viện được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Mexico, Alberto Kalach và Juan Palomar.
 

 

Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama, Nhật Bản

 

Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama ở Tokyo, Nhật Bản bao gồm hai thư viện học thuật ở hai cơ sở, song thư viện Hachioji mới gây chú ý hơn cả nhờ kiến trúc độc đáo. Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Toyo Ito & Associates, đã giành giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2013, thư viện Hach được công nhận là một thành tựu kiến trúc về mặt ý tưởng, hài hòa với vị trí địa lý và các bề mặt dốc tự nhiên của cảnh quan.
 

 

Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama (Tama Art University Library), Nhật Bản.

 

Hoàn thành vào năm 2007, thiết kế hiện đại của nó vẫn mang giá trị vượt thời gian, với vòm bê tông, tường kính và đồ nội thất tối giản.

Rate this post