10 sân bóng đá lớn nhất thế giới
Danh sách các sân bóng đá lớn nhất thế giới trong bài viết sau đây dựa trên sức chứa chỗ ngồi, kích thước với cấu trúc độc đáo và thiết kế đặc biệt. Tại đây đã chứng kiến rất nhiều cuộc so tài giữa những đội tuyển bóng đá hàng đầu trong suốt lịch sử bộ môn thể thao vua.
Bóng đá là môn thể thao và trò chơi được tất cả mọi người yêu thích. Sẽ chẳng có một quốc gia nào trên thế giới không có người hâm mộ bóng đá. Với tình yêu bóng đá lớn, người dân đã xây dựng hàng nghìn sân vận động bóng đá. Chúng tôi đã liệt kê mười sân vận động bóng đá lớn nhất trên toàn thế giới. Tất cả đều là sân nhà của một câu lạc bộ bóng đá hoặc đội tuyển bóng đá quốc gia, chắc chắn sẽ khiến mọi người ngạc nhiên vì những con số mà chúng sở hữu.
Lưu ý: Bài viết xếp hạng theo danh sách tăng dần thứ hạng, tức là đi từ top 10 với sức chứa thấp nhất sau đó đi tới top 1 với sức chứa lớn nhất thế giới.
1. Sân bóng đá Borg El Arab
-
Tọa lạc: xa lộ sa mạc Cairo – Alexandria – cách sân bay Borg El Arab 10 km và cách trung tâm thành phố Alexandria 15 km thuộc đất nước Ai Cập.
-
Khai trương: 2005.
-
Sức chứa: 86.000 người.
Sân bóng đá lớn nhất thế giới Borg El Arab
Sân bóng đá lớn Borg El Arab này đôi khi được gọi là Sân vận động Quân đội Ai Cập hoặc Sân vận động El Geish – Alexandria. Sân vận động rộng 609.000 mét vuông, được bao quanh bởi hàng rào dài 3 km, mạng lưới đường nội bộ dài 6 km, bãi đậu xe có thể chứa 5000 ô tô và 200 xe buýt.
Nó được thiết kế có 136 lối vào. Cabin chính được che bằng một chiếc ô che 35% tổng diện tích sân vận động, và chính vì vậy, nó được coi là chiếc ô lớn nhất ở Trung Đông. Chiều dài của sân bóng đá này là 200 m.
Có trụ sở tại Ai Cập, sân vận động Borg El Arab là sân vận động lớn nhất ở Ai Cập và lớn thứ hai ở châu Phi. Và sân bóng đá đứng thứ 10 của bảng xếp hạng các sân bóng đá lớn nhất thế giới này được xây dựng như một phần trong nỗ lực không thành công của Ai Cập để đăng cai FIFA World Cup 2010. Vào năm 2017, sân vận động này đã được lấp đầy sức chứa trong trận đấu vòng loại World Cup 2018 giữa Ai Cập và Congo.
2. Sân bóng đá quốc gia Bukit Jalil lớn nhất Đông Nam Á
-
Tọa lạc: Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia.
-
Khai trương: 11/7/1998.
-
Sức chứa: 87.411 người.
Sân vận động quốc gia Bukit Jalil
Sân vận động quốc gia Bukit Jalil được hoàn thành vào năm 1998 để tổ chức Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung năm đó. Cho tới hiện nay, sân bóng đá này vẫn là sân vận động lớn nhất ở Đông Nam Á.
Địa điểm thuộc top sân bóng đá lớn nhất thế giới này đã tổ chức một số cuộc thi bóng đá quốc tế như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2001 và Đại hội Thể thao Đông Nam Á 201. Và hiện là nơi đăng cai tổ chức các giải bóng đá quốc gia Malaysia như Malaysia FA Cup, Malaysia Cup. Cùng với đó là các sự kiện thể thao và buổi hòa nhạc.
3. Sân bóng đá Estadio Azteca
-
Tọa lạc: Thành phố Mexico, Mexico.
-
Khai trương: 1966.
-
Sức chứa: 87.523 người.
Sân vận động Estadio Azteca
Sân vận động với sức chứa 87.523 người này có một đặc điểm rất độc đáo đó là được phân ra thành nhiều phòng riêng có kích thước như những chiếc hộp khổng lồ. Mục đích xây dựng như vậy là để bởi số lượng các hộp riêng Estadio Azteca có để tiếp các khách hàng là các công ty lớn. Tổng cộng có 856 hộp, đây là một số lượng chỗ ngồi cao cấp chưa từng thấy ở hầu hết các địa điểm trên thế giới.
Sân vận động Estadio Azteca thuộc top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới đã tổ chức hai kỳ World Cup vào năm 1970 và 1986, cũng như các giải đấu bóng đá quốc tế khác, chẳng hạn như FIFA Confederations Cup và Gold Cup.
4. Sân bóng đá Wembley lớn nhất tại Anh
-
Tọa lạc: London, Vương quốc Anh.
-
Khai trương: 2007.
-
Sức chứa: 90.000 người.
-
Chi phí xây dựng: 947 triệu bảng.
Sân vận động Wembley
Kể từ khi sân vận động Wembley được xây dựng, nó đã được coi như ngôi đền của bóng đá ở vương quốc Anh. Nó hiện thuộc sở hữu của Liên đoàn bóng đá Anh (FA). Với 90.000 chỗ ngồi, kích thước sân bóng đá đạt chuẩn, đây là sân vận động bóng đá lớn nhất ở Anh, sân vận động lớn nhất ở Anh và là sân vận động lớn thứ hai ở châu Âu.
Sân vận động thường tổ chức các trận đấu bóng đá lớn. Đầu tiên, chắc chắn là phải bao gồm các trận đấu của đội tuyển bóng đá vương quốc Anh, và cả các trận Chung kết Cúp FA. Nơi đây đã được sử dụng để tổ chức trận chung kết UEFA Champions League 2011 và 2013. Điều đặc biệt hơn là nơi này còn tổ chức cả bán kết và chung kết UEFA Euro 2020 với sự tham gia lần đầu tiên của đội tuyển bóng đá Anh.
5. Sân vận động Rose Bowl
Sân vận động Rose Bowl được coi là Di tích Lịch sử Quốc gia.
-
Tọa lạc: California, Hoa Kỳ.
-
Khai trương: 1922.
-
Sức chứa: 92.542.
-
Chi phí xây dựng: $ 272.198.
Rose Bowl
Kể từ năm 1982, sân vận động được đặt tên như một chiếc bát hình bông hoa hồng này đã trở thành sân nhà của đội UCLA Bruins. Thuộc danh sách top sân bóng đá lớn nhất thế giới, Rose Bowl từng vinh dự tổ chức một số giải đấu quan trọng. Có thể kể tới như vào năm 1984 là trận tranh huy chương vàng Olympic hay cả hai trận Chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới và WC.
6. Sân vận động FNB (Soccer City)
FNB Soccer City là sân vận động bóng đá lớn nhất ở Châu Phi.
-
Tọa lạc: Johannesburg, Nam Phi
-
Khai trương: 1989
-
Sức chứa: 94,736
-
Chi phí xây dựng: $ 440 Triệu Rand Nam Phi
Sân vận động lớn thứ ba thế giới
FNB là sân vận động lớn thứ ba trong top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới và là sân vận động bóng đá vĩ đại nhất ở Châu Phi. Đây là sân nhà của Kaizer Chiefs FC trong Giải bóng đá Ngoại hạng Nam Phi cũng như các giải đấu khác của đội tuyển bóng đá Nam Phi.
FNB cũng là địa điểm tổ chức Vòng chung kết FIFA World Cup 2010 với sự tranh tài của đội tuyển bóng đá Hà Lan và Tây Ban Nha. Lễ bế mạc World Cup vào ngày chung kết đã chứng kiến sự xuất hiện cuối cùng của Mandela trước công chúng.
Mặt ngoài của sân vận động FNB được thiết kế mang dáng dấp của một chiếc chậu châu Phi. Cũng chính vì vậy mà nó còn được gọi với cái tên là “The Calabash”. Còn phần ốp bên ngoài khảm sành màu đất lửa với một vòng đèn chạy quanh đáy trúc, mô phỏng lửa bên dưới nồi. Không có khán giả nào được ngồi cách sân hơn 100 mét và không có tầm nhìn bị hạn chế trong sân vận động.
7. Sân bóng đá Camp Nou lớn nhất châu Âu
Sân vận động Camp Nou là sân bóng đá lớn nhất ở châu Âu và đứng thứ 7 trong top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới. Đây là sân nhà của đội bóng hàng đầu châu Âu Barcelona kể từ lễ khai mạc đầu tiên năm 1957.
-
Tọa lạc: Barcelona, Tây Ban Nha.
-
Khai trương: 1957.
-
Sức chứa: 99.354.
-
Chi phí xây dựng: 288 triệu Pesetas Tây Ban Nha.
Sân vận động Camp Nou
8. Sân vận động Cricket Melbourne
-
Tọa lạc: Melbourne, Úc.
-
Khai trương: 1853.
-
Sức chứa: 100.024 người.
Sân vận động Melbourne được thiết kế chủ yếu để tổ chức các trận đấu bóng gậy (bóng cricket) vào năm 1853. Tuy nhiên, sân vận động này cũng đã tổ chức các sự kiện khác, bao gồm cả các trận đấu bóng đá. Năm 1997, địa điểm này đã tổ chức trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên được FIFA công nhận, đó là trận đấu vòng loại World Cup giữa Australia và Iran.
Sân vận động Melbourne cũng đã tổ chức các trận đấu liên quan đến các câu lạc bộ nổi tiếng của châu Âu, như Manchester United và Juventus. Sân Melbourne, thường được gọi với một cái tên ngắn gọn hơn là “The G” tại Úc.
Sân vận động Cricket Melbourne
9. Sân vận động AT&T có mái vòm lớn nhất thế giới
-
Tọa lạc: Arlington, Texas, Mỹ.
-
Khai trương: 1989.
-
Sức chứa: 105.000 người.
Sân vận động AT&T được biết đến nhiều nhất là sân nhà của đội bóng bầu dục danh tiếng nhất nước Mỹ – Dallas Cowboys và cũng tổ chức các trận đấu bóng đá. Đây là địa điểm sân vận động có mái vòm lớn nhất trên thế giới. Mái của AT&T có thể thu vào. Ở giữa sân vận động còn treo một màn hình tivi độ nét cao khổng lồ, có kích thước lớn nhất thế giới.
Một trong những điểm độc đáo nhất của sân vận động AT&T là bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật đương đại có chất lượng bảo tàng được treo rất nhiều bên trong. Nhờ đó, giúp nâng cao kiến trúc mang tính biểu tượng của tòa nhà. Những người đam mê nghệ thuật cũng như người hâm mộ thể thao chắc hẳn sẽ phải ấn tượng mạnh bởi những tác phẩm tuyệt vời của những nghệ sĩ đáng kính khi đến tham quan sân vận động lớn thứ 2 thế giới này.
Sân vận động AT&T có mái vòm lớn nhất thế giới
10. Sân bóng đá lớn nhất thế giới Rungrado 1/5
Sân vận động Rungrado 1/5 (hay còn được gọi là Rungrado First of May) – tức sân bóng đá Mùng Một Tháng Năm là sân bóng đá lớn nhất thế giới. Và nó lại nằm ở quốc gia được cho là cô lập nhất thế giới, Triều Tiên.
-
Tọa lạc: Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
-
Khai trương: 1989.
-
Sức chứa: 114.000 người.
Mặc dù Triều Tiên công bố sân vận động Rungrado First of May có sức chứa 150.000 người. Nhưng sức chứa thực tế của địa điểm này được cho là 114.000. Dù con số có chênh lệch tới gần 30.000 cũng không thay đổi được việc nơi đây trở thành địa điểm chơi bóng đá lớn nhất thế giới.
Được khánh thành vào năm 1989, sân bóng đá mùng một tháng năm hiện là nơi tổ chức Đại hội thể thao Arirang hàng năm – cuộc thi thể dục dụng cụ lớn nhất của thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Sân bóng đá Mùng Một Tháng Năm đã được cải tạo vào năm 2014 và mở cửa trở lại để sử dụng vào năm 2015.
Sân bóng đá lớn nhất thế giới Rungrado 1/5
Trên đây là chi tiết các sân bóng đá lớn nhất thế giới hiện nay. Cùng thương hiệu thể thao Elipsport tập tại nhà với máy chạy bộ tại nhà, đạp xe đạp để luôn có sức khỏe cổ vũ bóng đá nói riêng và nâng cao thể lực nói chung.
Nếu bạn là một người yêu bóng đá, trước tiên hãy xây dựng cho bản thân một chế độ rèn luyện thể lực mà có thể thích nghi được khi chạy trên sân bóng đá như một cầu thủ thực thụ nhé. Thương hiệu thể thao Elipsport tự hào sẽ mang đến những dòng sản phẩm giúp bạn đạt được điều đó như máy chạy bộ điện Elip hay xe đạp tập tại nhà ELipsport
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”