10 loại cá cảnh đẹp phổ biến nhất tại Việt Nam – ALONGWALKER
Cá cảnh là một loài sinh vật khá đáng yêu. Ngoài ra, bạn có thể trang trí một bể thủy sinh trong nhà để tăng tính thẩm mỹ và phong thủy cho ngôi nhà của bạn nữa. Nếu bạn vẫn chưa tìm được loài cá nào đẹp dễ nuôi, thì hãy cùng mình theo dõi ngay bài viết top 10 loại cá cảnh đẹp phổ biến nhất tại Việt Nam này nhé.
#1. Cá bảy màu
#2. Cá vàng
#3. Cá đuôi kiếm
#4. Cá thần tiên
#5. Cá lau kiếng cảnh
#6. Cá ngựa vằn
#7. Cá mún
#8. Cá xiêm
#9. Cá Tứ Vân
#10. Cá cầu vồng
#1. Cá bảy màu
Cá bảy màu thường có 2 loại:
- Loại 1: Cá bảy màu thường, có một vây đuôi, thân nhỏ vừa phải và có thể có vài tên gọi khác là: cá công, cá mây chiều, cá bảy màu Endler.
- Loại 2: Cá bảy màu có thân và đuôi to, ngoại nhập và thường được gọi là: cá hồ lan, cá hà lan, cá hòa lan.
- Ngoài ra còn có một loại gọi là cá bảy màu rừng, thân và đuôi rất nhỏ tuy nhiên có nhiều đốm màu sắc rất rực và óng ánh đẹp mắt. Loại cá này được bắt tại các sông suối tự nhiên đem về nuôi.
Cá bảy màu là một loài cá nhiệt đới được nhiều người Việt Nam ưa chuộng nhất. Bởi giá rẻ, chúng sinh sản nhanh và rất dễ nuôi. Để nuôi loài cá bảy màu rất đơn giản và dễ dàng, chỉ cần thả chúng vào một môi trường nước sạch, hơi kiềm và cho ăn 2 lần/ngày. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian cho loại cá bảy màu này ăn thường xuyên, chúng vẫn có thể tự sinh sống khoảng một thời gian.
#2. Cá vàng
Cá vàng là một loài cá cảnh nước ngọt đã xuất hiện khá lâu ở nước Việt Nam chúng ta và được khá nhiều người ưa chuộngg. Đây là một trong những loài cá đáng yêu và dễ thương nhất Việt Nam. Cá vàng đã gây ấn tượng cho nhiều người bởi bộ vây đuôi như chiếc váy lộng lẫy sắc màu.
Cá vàng có thể sống tối ưu 20 năm, nhưng đa số loại được nuôi trong nhà thì chỉ sống được từ 6-8 năm, vì phải sống trong điều kiện không tối ưu ( ví dụ như sống trong một bể cá thủy tinh hình vuông). Chú cá vàng sống lâu nhất được ghi vào sách, tới thời điểm này có độ tuổi là 49 năm.
#3. Cá đuôi kiếm
Cá đuôi kiếm là một trong những loài cá dễ nuôi và nhanh sinh sản, phát triển mạnh mẽ có thể bằng với loài cá bảy màu. Mọi người thường gọi chúng là cá đuôi kiếm, vì đuôi của chúng dài và nhọn như một thanh kiếm. Đuôi của chúng thích hợp nuôi ở những nước có tính kiềm thấp.
Cá đuôi kiếm có một tính cách hòa đồng, hiền lành nên chúng có thể sống với các loài cá khác chung một bể thủy sinh. Tuy nhiên, những con cá đực lại có một tính cách thích gây sự với những loài cá khác để giành cá cái, vì vậy chúng nên nuôi những loài cá cái để có thể nuôi được nhiều loài cá hơn. Cá đuôi kiếm chỉ sống vào một điều kiện môi trường nhất định nào đó. Chúng có thể sống khỏe mạnh từ 5-7 năm, nếu chăm sóc đầy đủ thì cá đuôi kiếm sẽ có thể sống đầy đủ dinh dưỡng.
#4. Cá thần tiên
Đây là một loài cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, sống bầy đàn và thường bơi theo chiều dọc. Cá thần tiên thích ăn những thức món có dạng mảnh nhưng vẫn có thể ăn được ấu trùng, sâu, côn trùng… Có rất nhiều loại cá thần tiên, nhưng trong đó có một số loại được rất nhiều người ưa chuộng như: Cá thần tiên sọc đen, cá thần tiên kim sa vàng, cá thần tiên đen, cá thần tiên trắng, cá thần tiên Albino…
Bể nuôi cá thần tiên nên là những bể cá rộng rãi và phải đặt ở những nơi yên tĩnh, thoáng mát, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng, mưa. Bể cũng phải được sục khí thường xuyên để đảm bảo oxy cho loài cá. Mỗi tuần, bạn hãy thay 1/4 lượng nước trong bể và nước thay phải là nước cũ.
#5. Cá lau kiếng cảnh
Cá lau kiếng còn có một vài cái tên khác là: Cá chùi kiếng, cá tỳ bà, cá dọn bể. Tuy chúng có một thân hình xấu xí, nhưng chúng không thể thiếu trong những bể thủy sinh của các bạn. Chúng thường bám vào những bề mặt kính, dưới đáy hoặc sống trong hang. Thức ăn chủ yếu của loài cá lau kiếng là rong rêu, tảo và các thức ăn thừa. Tuy vậy, bạn nên nuôi 1-2 con để có thể giúp cho bể thủy sinh của bạn đa dạng và chúng sẽ giúp loại bỏ các tạp chất,thức ăn thừa tránh làm ô nhiễm bể cá.
Cá lau kiếng rất dễ nuôi, hoạt động về đêm, dễ thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Chúng cũng có thể ăn những thức ăn của các loài cá khác.
#6. Cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn thuộc họ cá chép (Cyprinidae), thường sống chủ yếu ở Đông Ấn Độ, Bănglađét, Sri – Lanka. Chúng có một thân hình mỏng và dẹt, thức ăn chủ yếu là: giun, động vật thân giáp, côn trùng….
Giống cá ngựa vằn cái lại lớn, bụng tròn hơn cá đực. Lưng của chúng sở hữu một màu oliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét của hông là đặc trưng nhất của cả cơ thể chúng. Ở giống cá vằn đực, màu da là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải dài khắp chiều dài cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Vây lưng có màu ôliu, viền trắng lam, nhưng các vây ngực và vây bụng lại không có màu. Khe mang có những vệt màu lam hơi khó phân biệt. Đầu mõm và bụng lại mang một màu trắng bạc óng ánh.
#7. Cá mún
Cá mún còn có một số cái tên khác là: cá Hà Lan, Hột lựu, Mún lùn, Hồng mi… Giống cá này là một trong những loài cá khỏe và dễ nuôi nhất. Chú mún này tuy không có màu sắc sặc sỡ hoặc bộ vây, đuôi xèo. Nhưng cá này vẫn có một thu hút đặc biệt, bởi thân hình khỏe khoắn và mạnh mẽ. Chúng ăn những món như: thức ăn thực vật, trùng chỉ, côn trùng, thức ăn tổng hợp…
Cá mún được phổ biến ở nước ta và được nhiều dân chơi cá ưa thích. Tuy là loài cá dễ sống, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách thì cá mún sẽ không thể phát triển toàn thiện. Nhiệt độ chênh lệch giữa trong bể và ngoài không được cách nhau quá 5 độ C. Vì nhiệt quá cao là tác nhân gây ra bệnh nấm trắng ở loài cá này. Thực tế, nhiệt độ tăng sẽ không gây tác hại nhiều bằng nhiệt độ giảm đối với loài cá mún.
#8. Cá xiêm
Cá xiêm còn có một vài cái tên khác là: cá lia thia xiêm, cá chọi,…. Cá xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan. Chúng thu hút mọi người nhờ một bộ vây xòe sặc sỡ và thân hình nhiều màu. Cá xiêm được dùng nuôi làm cá cảnh, hoặc thuần hóa để phục vụ cho những trận đấu ( chọi).
Cá xiêm có một tính cách hiếu chiến, nên chúng khó ghép chung với những loài cá khác. Vì vậy, các bạn hãy cẩn thận khi nuôi chúng với những loại cá khác mà chung một bể thủy sinh nhé!
#9. Cá Tứ Vân
Cá Tứ Vân được tìm thấy nhiều nơi trên Châu Á và có một cái tên khoa học là: Puntius tetrazona thuộc họ cá chép. Đây là loài cá nhập nội vào thập niên 70, được nhân giống và trở nên phổ biến. Chúng có kích thước khoảng từ 4cm-10cm. Khi trưởng thành, cách phân biệt giới tính sẽ dựa vào kích thước và vây lưng, cá đực thường nhỏ hơn cá cái cùng tuổi, cá cái bụng tròn hơn và vây lưng đen.
Từ 6-7 tuần tuổi Cá Tứ Vân đã bắt đầu sinh sản, cá để trứng và thường ở trong những cây thủy sinh. Chúng nhanh nhẹn, nên thường sống ở những tầng giữa. Cá Tứ Vân có thể nuôi chung với những loài cá khác cùng một bể thủy sinh. Nhưng do bản tính thích rỉa vây của những loài cá khác, nên không nên nuôi chúng với những chú cá có vây như: cá xiêm, cá vàng,….
#10. Cá cầu vồng
Cá cầu vồng quả thật là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người đang tìm mua cá cảnh. Đúng như tên gọi của nó, màu sắc của loài ca này vô cùng sặc sỡ. Chúng có màu bạc và nổi bật với các dải màu đỏ và xanh.
Chúng có rất nhiều màu sắc khác nhau. Cá cầu vồng giống đực hấp dẫn hơn cá cái. Chúng thân thiện và hoạt động với nhóm từ ba đến năm con.
Với 10 mẫu cá cảnh đẹp giá dưới 100k, hi vọng các bạn có thể chọn cho mình những loài cá phù hợp cho bể thuỷ sinh của bạn. Chúc các bạn thành công!