10 cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm đơn giản mà ngon mê ly
- Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu nhừ thành cháo.
- Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đường chỉ và băm nhuyễn.
- Bông bí bỏ nhụy, bỏ đài, bỏ cuống, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Để nấu cháo tôm ngon cho bé, bạn cần cho tôm vào, khuấy đều, khi tôm chuyển sang màu đỏ thì cho bông bí vào nồi cháo, nấu khoảng 3 – 5 phút, tắt bếp.
- Tắt bếp, múc cháo ra chén, cháo nguội cho thêm 1 thìa cà phê dầu ô liu, trộn đều và cho bé thưởng thức.
6. Cháo tôm cà rốt
Tùy vào tháng tuổi của bé, bạn có thể xay nhuyễn tôm hoặc để nguyên con
Nguyên liệu
-
100g tôm tươi
-
½ củ cà rốt
-
5 muỗng gạo tẻ
-
2 muỗng gạo nếp
-
Dầu olive và nước mắm
Chế biến
-
Bước đầu khi thực hiện cách nấu cháo tôm cho bé 8 tháng, bạn nên gọt sạch vỏ cà rốt, rửa sạch và cắt hạt lựu nhỏ.
-
Trộn gạo tẻ và gạo nếp, sau đó đem vo sạch, để ráo.
-
Bỏ đầu, đuôi bóc vỏ tôm tươi, loại bỏ chỉ đen trên lưng. Tiếp theo, rửa sạch và băm nhỏ, ướp tôm với ít nước mắm. Chờ khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
-
Bạn cho gạo và thêm ít nước vào nồi nấu nhừ. Tiếp đến, cho cà rốt vào và khuấy đều với cháo, sau đó nấu nhừ.
-
Khi cháo nhừ, bạn có thể cho tôm băm vào. Bạn nên khuấy đều tay để tôm không bị vón cục và mau chín. Khi tôm chín, bạn nêm thêm 1 muỗng cafe dầu olive cùng với ít nước mắm, khuấy đều và tắt bếp.
7. Tôm nấu rau gì cho bé ăn dặm? Cháo tôm rau ngót
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn tôm biển nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Món cháo tôm rau ngót có thể là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bé cưng của bạn đấy!
Nguyên liệu
-
8 muỗng gạo
-
100g tôm tươi
-
1 muỗng đậu xanh không vỏ
-
1 mớ rau ngót
-
1 miếng phô mai
-
Nước mắm và dầu olive
Chế biến
-
Trộn lẫn gạo và đậu xanh, sau đó đem vo sạch, để ráo.
-
Nhặt sạch rau ngót, rửa với nước muối rồi để ráo. Tiếp đến, đem rau ngót vò nát và băm nhuyễn.
-
Bạn nên cắt bỏ đầu và đuôi tôm, lột vỏ và loại bỏ phần sợi chỉ đen trên lưng. Tiếp đến, bạn rửa sạch tôm và băm nhuyễn. Trộn tôm với một ít nước mắm để ướp thêm cho vị đậm đà.
-
Bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi thêm một ít nước, bắc lên bếp để nấu cháo. Khi cháo vừa chín, bạn vặn nhỏ lửa. Bạn chuẩn bị chảo nóng và cho thêm 1 muỗng dầu olive vào, tráng đều mặt chảo. Sau đó, cho tôm băm nhuyễn cùng với ít phô mai vào xào chín. Đến khi tôm chuyển sang màu hồng, đậm mùi thơm thì bạn tắt bếp.
-
Bạn trút phần tôm xào cho vào nồi cháo đã chín nhừ. Sau đó, bạn cho rau ngót và phô mai vào, khuấy đều và đợi cho cháo sôi thì tắt bếp.
>>> Bạn có thể quan tâm: 4 cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng
8. Cháo tôm nấm rơm
Nguyên liệu
-
5 muỗng gạo
-
100g tôm
-
100g nấm rơm
-
Hành khô
-
Nước mắm, hạt nêm
Chế biến
-
Gạo đem đi vo sạch, sau đó cho vào nồi ninh nhừ với 350ml nước lọc.
-
Bóc vỏ và băm nhuyễn hành khô.
-
Làm sạch, bỏ đầu, băm nhuyễn và ướp tôm cùng với hành khô. Cho thêm 1 muỗng nước mắm ngấm dần trong 20 phút.
-
Cắt chân, rửa sạch nấm rơm với nước muối loãng, để ráo nước, và cắt đôi.
-
Phi hành khô cùng ít dầu, tiếp theo cho tôm và nấm vào xào chín.
-
Khi gạo chín nhuyễn, bạn có thể cho nấm và tôm xào vào cùng. Nêm cháo cho đậm vị rồi cho ra chén, để nguội là có thể cho bé thưởng thức ngay thôi nào!
9. Tôm nấu gì ngon cho bé? Món cháo tôm bí đỏ
Nguyên liệu
-
Bí đỏ: 100g
-
Tôm tươi: 20g
-
Gạo nếp: 20g
-
1 muỗng cà phê dầu ăn
-
Muối, gia vị, hành ngò
Chế biến
-
Trước khi nấu cháo tôm cho bé với bí đỏ, mẹ đem ngâm gạo trước vài tiếng cho nở.
-
Bí đỏ nên được gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ.
-
Tôm đem bóc vỏ, rút chỉ đen và xay nhuyễn.
-
Cho gạo và bí đỏ vào nồi ninh nhừ sao cho lượng nước gấp 2 lần gạo.
-
Khi cháo chín nhừ, tôm sẽ được cho vào xay nhuyễn, và khuấy đều cho tới khi chín rồi tắt bếp.
-
Bạn có thể cho thêm 1 ít hành ngò thái nhỏ và dầu ăn để món ăn được hấp dẫn hơn.
Lưu ý: Đối với các bé 6 tháng tuổi đang tập ăn dặm, bạn nên xay nhuyễn tôm rồi dùng rây để lọc bỏ bã. Bí đỏ khi được nấu chín cũng dùng rây để rây nhuyễn, chỉ thu thập phần bột mịn cho bé.
10. Cháo tôm khoai mỡ
Nguyên liệu
-
100g tôm
-
50g khoai mỡ
-
1 củ hành tím
-
Gạo
-
Nước xương gà hoặc xương heo.
Chế biến
-
Tôm nấu cháo cho bé cần phải được rửa sạch, bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.
-
Khoai mỡ được gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín.
-
Khi khoai chín, bạn đem đi tán nhuyễn.
-
Gạo đem ngâm trong 20 phút cho thật nở rồi để ráo nước.
-
Tiếp theo, cho gạo vào rang đến khi se khô, sau đó nấu thành cháo.
-
Khi cháo chín, bạn cho khoai mỡ, tôm vào khuấy đều và nấu chín.
>>> Bạn có thể quan tâm: 7 cách nấu cháo trứng gà cho bé mẹ nhất định phải biết
Bé mấy tháng ăn được tôm?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ có thể cho bé cháo tôm khi bé được khoảng 6 – 7 tháng, giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, cách nấu cháo tôm cho bé 6 tháng sẽ khác với cách nấu cháo tôm cho bé 1 tuổi. Bởi 6 tháng là lúc mà bé chỉ mới tập ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt, trong khi thịt tôm lại khó tiêu hóa và có hàm lượng natri cao nên mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 20 – 30g thịt tôm mỗi bữa.
Khi bé hơn 1 tuổi, bạn có thể thực hiện cách nấu cháo tôm cho bé 1 tuổi
khoảng 30 – 40g. Từ 4 tuổi trở đi, mỗi bữa bé có thể ăn khoảng 50 – 60g. Do đó tùy vào độ tuổi của bé, bạn có thể thực hiện cách nấu cháo tôm cho bé 7 tháng sẽ khác so với nấu cháo tôm cho bé 1 tuổi.
Nên nấu cháo tôm với rau gì cho bé?
Cháo tôm nấu với rau gì cho bé là thắc mắc phổ biến của rất nhiều bậc cha mẹ bởi nếu kết hợp không đúng, món cháo tôm không chỉ mất độ thơm ngon mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Tôm là nguyên liệu rất dễ kết hợp với các loại rau củ. Bạn có thể nấu cháo tôm cho bé ăn dặm với các loại rau quen thuộc, giàu dinh dưỡng như rau ngót, rau mồng tơi, rau dền, cà rốt, bí đỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể nấu cháo tôm cho bé 8 tháng trở lên với các loại rau khác như nấm rơm, rau cải ngồng, súp lơ, rau chùm ngây…
>>> Bạn có thể quan tâm: 6 cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng
Lưu ý khi nấu cháo tôm cho bé
Dù tôm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi nấu cháo tôm cho bé, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:
- Tôm chứa một lượng lớn natri, chỉ 1 khẩu phần ăn là đã cung cấp khoảng 75% lượng natri được khuyến nghị hàng ngày cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ nhỏ nếu bổ sung quá nhiều natri sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, axit béo,…, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
- Trẻ nhỏ ăn tôm dễ bị nghẹn, do đó, tùy thuộc vào độ tuổi mà khi cho trẻ ăn, bạn nên băm nhuyễn hoặc cắt lát thật mỏng.
- Tôm là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng và trẻ bị dị ứng với tôm có nhiều nguy cơ bị dị ứng với các động vật có vỏ khác như cua, tôm hùm… Nếu gia đình bạn bị dị ứng hải sản hoặc nghi ngờ bé bị dị ứng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu cho bé ăn tôm.
- Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn tôm, bạn chỉ nên cho trẻ ăn thử 1 miếng nhỏ và đợi xem phản ứng của trẻ trong khoảng 1 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường, bạn nên đưa bé đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung tôm vào thực đơn. Còn nếu trẻ không có dấu hiệu nào bất thường, bạn có thể tăng dần số lượng ở những bữa ăn sau.
- Tôm cần được nấu chín kỹ để virus và vi khuẩn có trong tôm không có cơ hội xâm nhập vào đường ruột, gây hại cho cơ thể và thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.
- Không cho trẻ ăn chân, đầu hay vỏ tôm. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như nhiều người vẫn nghĩ, trong khi đó lại rất dễ bị hóc và khó tiêu nên mẹ cần tránh cho bé ăn. Bạn có thể xay nhuyễn phần đầu, chân, càng, sau đó ninh và lọc lấy nước để bổ sung thêm canxi cho trẻ.
- Không kết hợp tôm với các thực phẩm giàu vitamin C vì như vậy sẽ dễ gây ngộ độc.
>>> Bạn có thể quan tâm: 3 cách nấu cháo hàu ngon cho bé, vừa không tanh lại giàu dinh dưỡng
Mách mẹ cách lựa chọn tôm tươi để nấu cháo cho trẻ
Để có món cháo tôm thơm ngon hấp dẫn cho bé, quan trọng nhất là bạn phải chọn được những con tôm tươi ngon. Hiện đa phần, tôm thường được xử lý bằng kháng sinh và hóa chất để giữ màu, tăng độ ẩm, giảm hư hỏng. Điều này khiến nhiều mẹ quan ngại khi mua tôm chế biến món ăn cho bé.
Để tránh tình trạng này, bạn nên ưu tiên chọn mua tôm còn sống, trường hợp phải mua tôm chết, thì mẹ cần mua ở những sạp uy tín, chất lượng. Khi mua, cần chọn những con tôm tươi với các đặc điểm như:
- Có hình dáng thẳng hoặc hơi cong chứ không uốn cong toàn thân
- Chân tôm không chuyển sang màu đen, phải dính liền với thân, không bị tách rời, thịt vẫn còn săn chắc
- Không mua những con tôm bị chảy nhớt. Bạn có thể dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau rồi ngược lại. Nếu có cảm giác có sạn dưới các ngón tay hoặc thấy tôm bị nhớt, dính vào tay thì không nên mua.
- Nếu mua tôm đông lạnh, hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì và chọn sản phẩm từ những nguồn uy tín. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo mua được những con tôm chất lượng nhất.
>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ mấy tháng ăn dặm? Đâu là thời điểm vàng để bắt đầu
Trên đây là một số cách nấu cháo tôm cho trẻ thật đơn giản, vừa ngon và lạ miệng. Dù tôm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn đừng nên cho trẻ ăn quá nhiều để tránh tình trạng “bổ” lại thành “hại” nhé.