Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất

Hướng dẫn cách Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất, chi tiết, bám sát nội dung SGK Mĩ thuật lớp 8, giúp các em ôn tập tốt hơn.

Trả lời câu hỏi: Các bước trang trí quạt giấy lớp 8

Bước 1: Vẽ quạt giấy

Muốn trang trí được quạt giấy thì trước hết cần phải vẽ được hình ảnh của chiếc quạt lên giấy.

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhấtTrang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất

Bước 2: Phác thảo ý tưởng

Tiếp theo để trang trí quạt giấy lớp 8 thì ý tưởng bao giờ cũng là quan trọng nhất. Nếu trẻ “bí” ý tưởng thì phụ huynh có thể đưa ra một số hình ảnh để bé dễ tưởng tượng.

Bước 3: Vẽ ý tưởng lên giấy

Sau khi đã xác định được sẽ vẽ gì lên quạt giấy thì tiếp theo chính là dùng bút chì phác thảo hình ảnh hoặc cả chữ viết lên trên giấy.

Công đoạn sau là tẩy đi những vị trí thừa nhằm tạo ra bản phác thảo hoàn chỉnh.

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 2)Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 2)

Bước 4: Tô màu và hoàn thiện

Cuối cùng, bé có thể sử dụng màu sắc và tô theo ý thích. Tuy nhiên, phụ huynh nên hướng dẫn một số nguyên tắc tô màu cho đúng hơn. Ví dụ tổng thể quạt giấy chọn là tone nóng hay tone lạnh. Tô mảng chính là màu gì, tô mảng phụ là màu gì cho hài hoà.

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 3)Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 3)

Một số mẫu vẽ quạt giấy đơn giản

Mẫu 1

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 4)Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 4)

Mẫu 2

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 5)Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 5)

Mẫu 3

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 6)Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 6)

Mẫu 4

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 7)Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 7)

Kiến thức mở rộng về Quạt giấy 

Quạt giấy là vật dụng quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ thời xa xưa, người ta biết dùng mo cau làm quạt. Dần dần xã hội phát triển, quạt giấy ra đời gọn nhẹ và thuận tiện hơn. Hiện nay chúng vẫn được nhiều người lựa chọn khi đi du lịch hoặc làm quà tặng. Cũng bởi vậy nên luôn có những bài trang trí quạt giấy lớp 8 cho các bạn nhỏ thoả sức sáng tạo

1. Cách làm quạt giấy truyền thống

Quạt giấy truyền thống thường được cấu tạo 3 phần:

+ Nan quạt: thường được làm từ tre hoặc gỗ tùy theo kích thước cũng như sở thích mà khách hàng yêu cầu. Các nan quạt được làm tỉ mỹ là đều nhau. Riêng 2 nan cái ngoài cùng thường cứng và dày hơn để làm quạt chắc chắn. Tre và gỗ được chọn lựa kỹ và xử lý bằng phương pháp truyền thống để chống mối mọt xâm lại quạt. Đặt biệt nan quạt làm từ Fshop nói không với hóa chất hoặc thuốc có hại cho sức khỏe người sử dụng.

+ Khuy quạt: Cố định 1 đầu các nan quạt, có thể chọn cải tiến là đinh ốc

+ Giấy làm quạt: gồm 2 tờ giấy cắt theo hình cung khuyết, dán với nhau và đính vào nhau khi quạt xòe ra. Giấy được chọn và thiết kế theo nhu cầu của khách hàng. Nội dung được in trên nền vải lụa như thông điệp của nhà quảng cáo, nội dung quảng cáo, tên công ty, logo, in địa chỉ, số điện thoại. Tất cả các yêu cầu của Quý khách hàng. Quạt vải quảng cáo thương hiệu vừa mang thông điệp quảng cáo, vừa là món quà tặng ý nghĩa tri ân dành tặng cho bạn.

2. Ý nghĩa của quạt giấy

– Khi điện đài và công nghệ vẫn còn chưa phát triển thì gió trời thiên nhiên được tận dụng một cách tối đa bởi những chiếc nón lá, quạt mo, quạt giấy,…. Chiếc quạt mo cau rồi chiếc quạt nan giấy gió và dần thay vào đó là quạt điện rồi máy điều hòa. Ở thời điểm hiện tại, những chiếc quạt giấy tồn tại dường như chỉ còn để làm vật trang trí, một nát văn hóa được lưu giữ lại.

– Thực vậy, những cơ sở sản xuất quạt giấy ngày nay càng ít dần đi và chất liệu làm quạt cũng dần thay đổi theo nhu cầu ngày càng đa dạng của cuộc sống hiện đại. Ý nghĩa của quạt giấy cầm tay hiện nay chủ yếu là để trang trí, làm đồ lưu niệm và thình thoảng được dùng để quạt mát trong những ngày mất điện, những đếm hè oi ả mất ngủ hay trong các chuyến picnic xa.

Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 8)Trang trí quạt giấy lớp 8 đẹp nhất (ảnh 8)

3. Làng nghề truyền thống vẽ quạt giấy

– Một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng về làm quạt giấy ở Việt Nam là làng Kẻ Vác (hay còn gọi là làng Canh Hoạch) ở xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Quạt làng Vác có từ nửa cuối thế kỷ XIX, do ông Mai Đức Siêu khởi nghiệp và được coi như ông tổ của nghề làm quạt trong làng.

– Làng Chàng Sơn cũng là một làng làm quạt truyền thống nổi tiếng nhất nhì của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Nghề làm quạt của người làng Chàng Sơn đã có hàng trăm năm nay. Ngay từ thế kỷ XIX, quạt Chàng Sơn đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Người Pháp đã từng nhiều lần mang quạt Chàng Sơn vượt đại dương xa xôi sang Paris triển lãm. Sử sách còn ghi chép rằng, người làm quạt giỏi của làng còn được phong chức Bá Hộ (phẩm hàm cấp cho hào lý hoặc người giàu có thời phong kiến).

– Ngoài ra, chiếc quạt tay vẫn còn đó những giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ mà khó có thể tìm thấy ở những sản phẩm hiện đại, mãi mãi không có thiết bị công nghệ nào có thể thay thế được sự tinh tế, mềm mại, đẹp đẽ của những chiếc quạt tay. Ngày nay những chiếc quạt tay còn được sử dụng như một tặng vật lưu niệm có giá trị thẩm mỹ cao với các hoa văn, họa tiết mang đậm văn hóa Việt Nam được các nghệ nhân tài hoa làm nên. Đây là một điểm độc đáo giúp việc quảng bá văn hóa Việt được mở rộng đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

– Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng quạt thủ công trong hoạt động nghệ thuật, tôn giáo, sinh hoạt,… của người Việt hiện vẫn còn và không dễ để mất đi, dù là trong cuộc sống của xã hội văn minh, hiện đại. Chiếc quạt tay vẫn mãi có một chỗ đứng không thể thay thế được trong tâm hồn và văn hóa của người dân Việt Nam.

Rate this post