Tiểu sử tác giả Nguyễn Tuân: Sự nghiệp sáng tác văn học

Tóm tắt tiểu sử của tác giả Nguyễn Tuân, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn / nhà thơ này.

test php

banquyen png

Bài viết này được đăng tại

freetuts.net

, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân được biết đến là một cây bút tiên phong với sự nghiệp sáng tác vô cùng đồ sộ và độc đáo. Con người cũng như sự nghiệp văn học của ông đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả cho đến ngày nay.

1. Tiểu sử cuộc đời của Nguyễn Tuân

nguyen tuan jpg

Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910 – mất ngày 28/7/1987, hưởng thọ 77 tuổi, ông sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Bạc, Hà Nội còn quê gốc thì ở xã Nhân Mục (thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày nay).

Cha ông là cụ Nguyễn An Lan- một nhà nho tài hoa, yêu nước bất đắc chí dưới chế độ thực dân, phong kiến, vậy nên từ nhỏ ông đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và phong cách của cha mình.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Thời niên thiếu của ông rất khó khăn và cực khổ, gia đình ông không sống một chỗ mà lại di cư đi sinh sống ở rất nhiều tỉnh khác nhau tại miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, và nơi sinh sống lâu nhất là ở Thanh Hóa.

Vì sinh ra trong thời thế loạn lạc, đất nước trong cảnh lầm than chia cắt nên Nguyễn Tuân đã ý thức được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc từ rất sớm. Năm 1929, khi ông đang học năm cuối cấp tại trường trung học Nam Ðịnh thì bị đuổi học vì tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam. Vài năm sau ông lại bị bắt giam vì vượt biên không giấy phép.

Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình với rất nhiều tác phẩm đặc sắc về rất nhiều thể loại như: tùy bút, bút ký, truyện ngắn,… ngoài ra ông còn tham gia diễn kịch, đóng phim điện ảnh.

Vào năm 1941, ông không may lại bị bắt giam thêm một lần nữa vì liên quan đến những người hoạt động chính trị.

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, ông bắt đầu tham gia vào các hoạt động cách mạng, kháng chiến rất sôi nổi và nhiệt tình. Ông dùng văn chương để ngợi ca đất nước và cổ vũ tinh thần cho nhân dân, cùng nhân dân đánh giặc.

Trong giai đoạn từ 1948 đến 1957, ông được nắm giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân

Mặc dù bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ năm 1935, nhưng mãi đến 3 năm sau văn học của Nguyễn Tuân mới được đánh giá cao và gây dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả. Nổi tiếng nhất đó chính là tác phẩm “Vang bóng một thời” – đây là tác phẩm phác hoạ lại một thời đã qua với những vẻ đẹp truyền thống và đang mất dần đi nhằm bảo tồn những tinh hoa và giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc.

Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân đó là:

  • Một chuyến đi (1938)
  • Ngọn đèn dầu lạc (1939)
  • Vang bóng một thời (1940)
  • Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
  • Tàn đèn dầu lạc (1941)
  • Tùy bút (1941)
  • Thiếu quê hương (1940)
  • Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
  • Tùy bút Sông Đà (1960)
  • Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
  • Ký (1976)
  • Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)
  • Ký Cô Tô (1965)

Nguyễn Tuân mang trong mình một phong cách nghệ thuật rất độc đáo, khác biệt và sâu sắc. Tùy vào từng thời điểm mà phong cách sáng tác lại khác nhau:

Nếu như trước cách mạng tháng 8 năm 1945, phong cách sáng tác của ông được gói gọn trong một chữ “ngông” với 3 chủ đề chính đó là: “Chủ nghĩa xê dịch”, “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Thì sau Cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông đã hoàn toàn thay đổi. Lúc này, ông đem ngòi bút của mình để phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc và thường xuyên viết về những đề tài quê hương đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.

Tất cả tác phẩm của ông đều mang giá trị nghệ thuật rất cao, mang đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế, những rung cảm về vẻ đẹp của con người và văn hóa của đất nước.

Nguyễn Tuân còn được biết đến là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông dày công nghiên cứu và phát hiện ra rất nhiều phong cảnh tuyệt mỹ của thiên nhiên, núi rừng trên đất nước chúng ta. Một số tác phẩm nổi tiếng viết về cảnh sắc, hương vị đất nước và linh hồn dân tộc, như: Tờ hoa, Tình rừng, Phở, Cây Hà Nội, Cốm, Giò lụa, …

Có lẽ thể loại văn học được Nguyễn Tuân yêu thích nhất là tùy bút bởi vì tùy bút sở hữu phong cách tự do, phóng túng như chính con người của ông vậy.

Không những đóng góp cho cách mạng, cho nghệ thuật, Nguyễn Tuân còn có đóng góp rất to lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Nhờ sở hữu vốn từ rất giàu có, phong phú, đặc biệt là vốn từ Hán-Việt, ông đã kết hợp rất nhuần nhuyễn ngôn ngữ cổ xưa với ngôn ngữ hiện đại để đạt hiệu quả cao, tạo ấn tượng mạnh khi viết văn.

Hơn một nửa đời người gắn bó với nghệ thuật, Nguyễn Tuân vẫn luôn hoạt động rất nghiêm túc và luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình. Vào năm 1996, ông đã vinh dự được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Rate this post