Mai Duy Minh: Vẽ từ những nỗi ám ảnh

hrbVvl8g.jpgPhóng toThuyền nanĐứng trước bức sơn dầu Hạ Lý 1972, người ta không thể hình dung, tác giả của nó lại sinh năm 1976 – bốn năm sau khi Hạ Lý, một địa danh thuộc thành phố Hải Phòng bị bom Mỹ thiêu rụi. Vẻ hoang tàn đổ nát, sức chịu đụng quật cường… như còn sờ thấy được, khốc liệt, hiện hữu.

Đứng trước bức sơn dầu Hạ Lý 1972, người ta không thể hình dung, tác giả của nó lại sinh năm 1976 – bốn năm sau khi Hạ Lý, một địa danh thuộc thành phố Hải Phòng bị bom Mỹ thiêu rụi. Vẻ hoang tàn đổ nát, sức chịu đụng quật cường… như còn sờ thấy được, khốc liệt, hiện hữu.

Gần như đối lập với vẻ khốc liệt đó – tác giả của bức tranh, Mai Duy Minh, còn trẻ hơn nhiều so với tuổi với một thân hình gầy gò, gương mặt trẻ thơ và đặc biệt là đôi mắt, to, sáng, trong veo.

Một thế giới nội tâm đầy suy tư

Minh vừa có một triển lãm cá nhân ấn tượng tại Viện Goethe Hà Nội (từ 15 đến 21-11). Hạ Lý 1972 là một trong chín bức sơn dầu – chủ yếu là khổ lớn – ra mắt công chúng trong triển lãm lần này.

vBgGSwA7.jpgPhóng to

Hạ Lý 1972

Minh nói, anh phải mất một năm rưỡi để hoàn thành tác phẩm “khổng lồ” 150 x 460cm này. Bức tranh mô tả quang cảnh một khu phố trước bình minh, ngay sau khi trận bom oanh tạc vừa dứt. Đó là thời khắc “chuyển giao”, như Minh nói, lúc mà mọi sự vật, hiện tượng, con người đều bộc lộ rõ nhất, quyết liệt nhất bản chất, tính cách của mình. Ở Hạ Lý 1972, đó là một sức sống mạnh mẽ, sự chống chọi không khoan nhượng để vươn lên.

Minh nói, anh phải mất một năm rưỡi để hoàn thành tác phẩm “khổng lồ” 150 x 460cm này. Bức tranh mô tả quang cảnh một khu phố trước bình minh, ngay sau khi trận bom oanh tạc vừa dứt. Đó là thời khắc “chuyển giao”, như Minh nói, lúc mà mọi sự vật, hiện tượng, con người đều bộc lộ rõ nhất, quyết liệt nhất bản chất, tính cách của mình. Ở Hạ Lý 1972, đó là một sức sống mạnh mẽ, sự chống chọi không khoan nhượng để vươn lên.

Khi được hỏi vì đâu mà anh có thể vẽ đến thực như vậy, một khung cảnh chỉ có trong trí tưởng tượng của mình, Minh có vẻ rất ngạc nhiên, như thể khẳng định rằng chính anh đã nhìn thấy, đã đừng hàng giờ trước cảnh tượng đó. “Tôi vẽ những gì có ở trong con người mình, trong tim mình, tư tưởng nghệ thuật của tôi chính là con người tôi”.

3UMLlUiV.jpgPhóng to

Vài nét về hoạ sĩ Mai Duy Minh: sinh năm 1976 tại Hải Phòng. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật (1997). Các triển lãm chính: Triển lãm mỹ thuật Philip Moriss (1997), triển lãm nhóm Nghệ sĩ trẻ (1999), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (2001), Triển lãm cá nhân tại Antena, số 7 Hai Bà Trưng, Hà Nội (2002), Triển lãm nhóm “Có hay không” với Câu lạc bộ Hoạ sĩ trẻ (2006) và Triển lãm Bụi đời tại Viện Goethe (2006).

Có vẻ đó như cũng là một “tuyên ngôn” nghệ thuật của chàng trai trẻ này. Bởi như anh nói, trước đây anh từng đeo đuổi nghệ thuật đương đại, chú trọng vào kỹ thuật. Và anh đã có một triển lãm khá “đình đám” vào năm 2002, với một “tổ hợp không gian” – những cấu trúc có hình và không hình.

Sau thời gian đó, anh bỗng nhận ra rằng, tư tưởng nghệ thuật nếu vay mượn ở bên ngoài, sẽ chỉ là phù phiếm. Nghệ thuật chính là những thứ có ở bên trong mình, là nơi thể hiện mình một cách trung thực nhất. “Chung thủy” với sơn dầu – chất liệu đã chọn anh – như anh nói, anh quay về với bản thân mình, với những điều bình dị nhất của cuộc sống chung quanh qua cảm nhận, suy nghĩ của mình.

Vì vậy mà chín tác phẩm trong triển lãm này – đánh dấu một giai đoạn sáng tác của anh – là từng mảng hiện thực, nhưng lại bộc lộ một thế giới nội tâm đầy suy tư mặc tưởng.

jSz3ZXH9.jpgPhóng to

Gia đình xích lô

Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, tính độc lập không khoan nhượng chính là điều thấy rõ nhất trong phong cách nghệ thuật của Minh. Dứt khoát quay về với chính bản thân mình, vẽ những gì bình dị nhất, vậy nhưng tác phẩm của Minh lại bộc lộ rõ một sự quyết liệt đến cùng.

Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, tính độc lập không khoan nhượng chính là điều thấy rõ nhất trong phong cách nghệ thuật của Minh. Dứt khoát quay về với chính bản thân mình, vẽ những gì bình dị nhất, vậy nhưng tác phẩm của Minh lại bộc lộ rõ một sự quyết liệt đến cùng.

Với gam vàng ám ảnh, những tác phẩm của Minh tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, rõ rệt, không lẫn vào đâu được. Minh nói, cái gam vàng đặc biệt trong các tác phẩm của anh, chính là sắc màu của sáng sớm và chiều tà, lúc mặt trời sắp mọc và sắp lặn, lúc ánh nắng lóa lên trong thời khắc quyết định, chính là lúc không khoan nhượng của đất trời… Đó là thời khắc mà anh yêu thích nhất. Vì vậy, tất cả những tác phẩm trong triển lãm lần này của anh, dù có chủ định từ đầu hay không, ít hay nhiều, đều rực lên một gam vàng ám ảnh đó. Có khi đó là đám bụi cuốn lên trong Bụi đời, có khi là ánh đèn đường hắt vào mảng tường nhà trong Phố đêm, và đặc biệt, một màu vàng thực sự “ám ảnh” người xem thể hiện rõ nhất trong bức Hồ hoa súng.

Nét giản dị gần gũi rất Việt Nam

Không chỉ ám ảnh bởi màu vàng của bình minh và hoàng hôn, Minh còn bị ám ảnh bởi quê hương, khu phố Tam Bạc, Hải Phòng, nơi Minh sinh ra và sống suốt thời thơ ấu. Tất cả những tác phẩm của anh đều mang dáng nét quê hương, mặc dù anh đã sống ở Hà Nội hàng chục năm trời và hiện có một xưởng vẽ lớn ở Xuân La.

fWluOUYq.jpgPhóng toHoa súng.Sinh ra trong một gia đình “ngoại đạo” với nghệ thuật – bố mẹ Minh là công nhân – nhưng Minh mê vẽ từ nhỏ. Suốt thời thơ ấu, anh từng vẽ với bất cứ cái gì có ở trên tay, về bất cứ cái gì anh nhìn thấy ở quanh mình. 12 tuổi, anh theo học hội họa ở Cung Văn hóa, và từ đó, dính vào “nghiệp” lang thang. Hiện tại, bố mẹ anh vẫn ở Hải Phòng, và vài tháng một lần, anh lại khăn gói trở về Tam Bạc.

Sinh ra trong một gia đình “ngoại đạo” với nghệ thuật – bố mẹ Minh là công nhân – nhưng Minh mê vẽ từ nhỏ. Suốt thời thơ ấu, anh từng vẽ với bất cứ cái gì có ở trên tay, về bất cứ cái gì anh nhìn thấy ở quanh mình. 12 tuổi, anh theo học hội họa ở Cung Văn hóa, và từ đó, dính vào “nghiệp” lang thang. Hiện tại, bố mẹ anh vẫn ở Hải Phòng, và vài tháng một lần, anh lại khăn gói trở về Tam Bạc.

“Tôi hiểu rõ từng góc phố, con đường, từng cái cây ngọn cỏ ở Tam Bạc. Những phận người ở đó cũng ám ảnh tôi”.

Một chiếc thuyền nan trên bến vắng, là một đề tài quá tầm thường, quen thuộc, nhưng sẽ chẳng tầm thường chút nào, khi đó chính là chiếc thuyền nan “cận cảnh” ở cảng Hải Phòng, nơi mà có thời gian chiều nào Minh cũng ra ngồi đó, hàng ngày, hàng giờ. Minh nói, anh đã thay đổi màu ghi trong bức Thuyền nan đến bảy lần trong suốt hai tháng trời, nhiều khi cảm thấy bất lực đến mức muốn buông bút, cho đến lúc cảm nhận được chính đây là màu ghi trong mong muốn của anh. Và rốt cuộc, ngay trong ngày khai mạc triển lãm, có ít nhất bốn người nói với anh rằng, Thuyền nan chính là bức tranh mà ngay khi thoạt nhìn, họ đã muốn nó được treo trong nhà mình.

Cũng có người nhận xét rằng, mặc dù vẽ sơn dầu – chất liệu của phương Tây, nhưng tác phẩm của Minh vẫn tạo nên một cảm giác gần gũi giản dị rất Việt Nam. Nét giản dị, gần gũi đó không phải do mô-típ, không phải do đề tài, mà đến từ cách kể chuyện của Minh qua đường nét, màu sắc, và bên cạnh đó, là sự ghi chú khá đặc biệt, như lời thủ thỉ tâm tình… Gia đình xích lô, Gian hàng của chú Trung, Cái bếp… mỗi bức tranh là một câu chuyện, một số phận, và Minh, bằng cách giản dị nhất nhưng cũng quyết liệt nhất, kể câu chuyện đó với người xem.

Khi được hỏi vì sao lại chọn Mai Duy Minh để giới thiệu, ông Xavier Augustin, giám đốc Viện Goethe nói: “Không chạy theo những cầu kỳ, phá cách của nghệ thuật đương đại, Mai Duy Minh là một gương mặt độc đáo rất đáng chú ý trong thế hệ họa sĩ trẻ ở Hà Nội”.

Rate this post