Trang thơ Phùng Quán (54 bài thơ)

Phùng Quán (1/1932 – 22/1/1995) là một nhà văn bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng được biết đến nhiều hơn sau Đổi mới. Ông nổi tiếng vì các tác phẩm nói về người lính Vệ quốc quân và vì biến cố liên quan đến chính trị trong sự nghiệp văn chương của mình.

Phùng Quán, sinh năm 1932 tại Thừa Thiên – Huế. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân trong vai trò chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản. Năm 1987, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ông mất tại Hà Nội.

Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.

Tác phẩm:
Vượt Côn Đảo (1955, Giải thưởng Nhà nước 2007)
Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1955, Giải thưởng Nhà nước 2007)
Tuổi thơ dữ dội (1988, Giải thưởng Nhà nước 2007)
Lời mẹ dặn
Trăng hoàng cung

Phùng Quán (1/1932 – 22/1/1995) là một nhà văn bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng được biết đến nhiều hơn sau Đổi mới. Ông nổi tiếng vì các tác phẩm nói về người lính Vệ quốc quân và vì biến cố liên quan đến chính trị trong sự nghiệp văn chương của mình.

Phùng Quán, sinh năm 1932 tại Thừa Thiên – Huế. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân trong vai trò chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao…

 

 

 

Rate this post