Cây cảnh bonsai Trung Quốc có gì đặc biệt? điểm qua một số trường phái phổ biến của bonsai trung quốc – CIC32

Bonsai Trung Quốc có gì đặc biệt

Rất nhiều người biết rằng nơi phát triển của nghệ thuật bonsai là Nhật Bản nhưng rất ít người biết bonsai có xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình là tác phẩm được biến đến sớm nhất có từ năm 706 và được tìm thấy từ bức tranh điêu khắc trên tường hành lang dẫn đến mộ hoàng tử Zhang – huai (đời nhà Đường, từ năm 618 đến năm 907), rồi sau đó Vào triều đại nhà Nguyên (từ năm 1280 đến năm 1368), những vị bộ trưởng và thương gia người Nhật đã đưa những cây bonsai từ Trung Quốc về Nhật Bản, xem nó như là những món quà tặng, từ đó người Nhật đã tìm tòi và tạo ra một phong cách riêng cho nghệ thuật bonsai ở đất nước mình. Tuy nhiên Trung Quốc cũng không kém, họ cũng đã tạo ra những trường phái, phong cách riêng cho mình, gọi là Penjing.

Ở nhật có bonsai nhưng nghệ thuật bonsai ở Trung Quốc gọi là penjing, bonsai là cây cảnh trồng trong bồn, chậu và có nét như một cây cổ thụ thu nhỏ, nhưng penjing lại mang ý nghĩa rộng lớn hơn nghĩa là cảnh vật trong chậu với 2 chữ 盆 (pen): chậu và景(jing): cảnh, hay chúng ta có thể gọi bằng cái tên thân thuộc đó chính là hòn non bộ. Sự khác nhau của bonsai Nhật Bản và Trung Quốc nằm ở thẩm mỹ, địa lý, các loại nguyên liệu , penjing không chỉ thể hiện được những nét đẹp tỉ mỉ của cây cảnh mà còn chú trọng về tổng thể xung quanh, tái hiện lại một khung cảnh thiên nhiên có hồn, tinh tế nhưng hết sức hài hòa.

Các bộ phận của một penjing không chỉ là cây mà còn kết hợp với cả đá. Các bộ phận nguyên liệu được sắp xếp đặt trong chậu và được kê trên những giá đỡ bằng gỗ có chạm khắc công phu. Ngoài ra penjing còn được trang trí bởi các tượng gốm nhỏ để tạo nên một tỉ lệ thích hợp cho cấu trúc không gian, còn là một phần của cảnh quan thiên nhiên vì nó có vai trò thể hiện bối cảnh xã hội hoặc lịch sử để giải thích cho toàn bộ sự thiết kế. Về cây thì giống như ở bonsai Nhật, chọn và chăm sóc những cây con trở nên có những hình thù lạ lẫm, mang nét cổ kính để gợi nhớ đến kích thước đầy đủ của chúng như cây cổ thụ trong tự nhiên.

Bonsai Trung Quốc đã tìm cách nắm bắt bản chất và tinh thần của thiên nhiên thông qua sự tương phản. Về mặt triết học, nó bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc của Đạo giáo , cụ thể là khái niệm Âm và Dương. Một số khái niệm tương phản được sử dụng trong hòn non bộ bao gồm miêu tả sự thống trị và sự phụ thuộc, trống rỗng và thực thể, dày đặc và thưa thớt, độ cao và thấp, rộng lớn và nhỏ bé, sự sống và cái chết, động và tĩnh, sáng và tối, thẳng và cong, dọc và ngang, nhẹ và nặng. Cảm hứng thiết kế không chỉ giới hạn ở việc quan sát hay thể hiện thiên nhiên, mà còn chịu ảnh hưởng của thơ ca, thư pháp và nghệ thuật thị giác khác. Thậm chí giá trị nghệ thuật của bonsai Trung Quốc còn ngang bằng với thơ ca, thư pháp, tranh vẽ và nghệ thuật làm vườn.

Các loại trường phái bonsai Trung Quốc

Phong cách của bonsai truyền thống ở Trung Quốc chủ yếu được phân loại bởi các loại cây tiêu biểu nhất, được sử dụng và đặt tên theo các khu vực có nguồn gốc của chúng. Vì các loài cây khác nhau đòi hỏi các kỹ thuật khác nhau để xử lý, cho nên đã hình thành nên các phong cách khác nhau. Trung Quốc có hơn chục trường phái của bonsai truyền thống, và đây là một vài trường phái tiêu biểu.

Trường phái Thượng Hải

Theo phong cách Thượng Hải bonsai có đầy đủ các loại kích thước, từ lớn cho đến siêu nhỏ, có loại chăm từ nhỏ, có loại khai thác từ rừng đem về , các chủng loại rất đa dạng, và hầu hết được uốn tỉa theo cách “bó thô cắt nhỏ”. Khi đó chúng ta dùng giàn thép bó các nhánh chính lại với nhau, khoảng 1 năm thì gỡ ra rồi sử dụng các kĩ thuật cắt tỉa. Sau khi gia công, cành cây sẽ cho dáng cong tự nhiên, các tán lá sẽ phân bổ từng ô, đồng đều với nhau, tuy nhiên cần phải xem xét loại cây trong quá trình tạo nét. Bonsai của trường phái Thượng Hải nhìn rất thoải mái, phân chia đường nét rõ rệt, biến hóa phong phú như trong tranh vẽ tạo nên phong cách độc đáo, riêng biệt.

Trường phái Lĩnh Nam

Hay còn gọi là trường phái Quảng Đông, đặc điểm của trường phái này chính là sức hấp dẫn tự nhiên và sự quyến rũ thanh thoát, uyển chuyển. Các nghệ nhân bonsai đã sử dụng phong cách “nhấp nhô chập chùng” để tạo ra phương pháp cắt tỉa ở nơi đây. Phương pháp cắt tỉa này có tỉ lệ thích hợp giữa cành và lá, trên dưới đều nhau, chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành, cây có dáng tự nhiên không gò bó. Dù có bàn tay con người can thiệp nhưng cây vẫn giữ được dáng vẻ tự nhiên mộc mạc của mình.

Trường phái Tứ Xuyên

Đặc điểm của nó là chặt chẽ bao gồm nhiều quy tắc đa dạng. Khi cây còn nhỏ, thân và cành phải uốn cong theo nhiều cách khác nhau, chú trọng cấu trúc không gian lập thể. Phong cách này sử dụng kỹ thuật buộc dây quấn rồi uốn cong các cành cây thành các vòng xoắn tạo nên những nhịp điệu độc đáo, thường được kết hợp với các bộ núi nhỏ và đá.

Trường phái Tô Châu

Lấy Tô Châu làm vị trí trung tâm và tiêu biểu cho phong cách bonsai khu vực phía nma tỉnh Giang Tô. Phong cách này sử dụng cây là chính, chủ yếu là khai thác cây từ trong rừng đem về, thực hiện kĩ thuật ghép cành để cây mọc theo như ý muốn. Toàn bộ sử dụng sự quấn là chính và cần một khoảng thời gian rất dài mới hoàn thành, nhưng gần đây Tô Châu có vẻ như đã phá vỡ quy tắc này, đem cắt làm chính và quấn làm cơ bản.

Trường phái Dương Châu

Dương Châu tiêu biểu cho khu vực phía bắc Giang Tô, đặc điểm là sử dụng kĩ thuật quấn dây để tạo hình từ lúc còn non. Cành được uốn cong như rắn, thân rễ có dạng xoắn lại, các tán lá được tỉa trông như những đám mây mỏng, trong chậu cây thường được sử dụng sỏi để trang trí để tăng thêm dáng vẻ tự nhiên. Ngoài ra bonsai Dương Châu còn một kiểu khác gọi là thủy hạn, nghĩa là trong chậu có cả đất và nước tạo nên một phong cảnh thiên nhiên thu nhỏ nên rất được ưa chuộng.

Top 10 cây bonsai Trung Quốc đẹp nhất

Tùng la hán

Đây là tác phẩm cây tùng la hán mang tên Quê Hương đã giành giải bạc của triển lãm nghệ thuật bonsai Vân Nam lần thứ 8. Vừa nhìn vào đã thấy được sự hùng vĩ của cây làm choáng ngợp cả một nơi, tuy chỉ cao 130cm nhưng tác phẩm đã cho ta cảm giác to lớn, cổ kính hơn bao giờ hết với thân cây cân đối, rễ tỏa ra xung quanh đều đặn, các tác lá phân chia thành tầng rõ rệt.

Cây hoàng dương

Đây là tác phẩm “Ngọc Thụ Lâm Phong” với cây gỗ hoàng dương, là một loại cây gỗ quý, có tác dụng thanh lọc không khí và mùi thơm của cây có thể giúp con người thư giãn đầu óc. Và giờ đây qua tay các nghệ nhân bonsai Trung Quốc, cây hoàng dương đã quý nay còn trở thành một tác phẩm cổ kính, sang trọng hơn bao giờ hết. Thân gỗ màu trắng ngà tạo nên sự mềm mại nhưng không kém phẩn già dặn cho cây, các tán lá cũng được điều chỉnh sao cho cân đối với cấu trúc của cây.

Cây liễu

Một tiểu cảnh nhỏ có cây liễu được trang trí với tượng cậu bé cưỡi con trâu, tạo nên phong cảnh nên thơ hữu tình, trong xanh tươi mát. Những dải lá liễu mỏng rũ xuống như một cô gái xinh đẹp, mềm mại khi đung đưa trong gió thể hiện nét đẹp uyển chuyển, thông thoáng.

Cây thông đen

Thông đen là một loại cây phổ biến được nhiều nghệ nhân Trung Quốc lựa chọn để trồng và đây là tác phẩm của cây thông đen kết hợp với các loại đá. Phong cảnh không còn gói gọn trong một chậu cây nữa mà là một môi trường tự nhiên thật sự, sự kết hợp với đá làm cho không gian cây trở nên tự nhiên hơn và không hề kém sự tinh tế.

Cây bạch đàn

Tác phẩm “Ngựa uống nước” bên cây bạch đàn đã cho chúng ta thấy nghệ thuật cây cảnh bonsai không chỉ dừng lại với đất mà còn có cả nước. Cây được trồng bám đá và phía dưới là một lớp nước thể hiện phong cảnh hết sức trong lành và tự nhiên, tượng ngựa gốm bên cạnh làm cảnh vật càng thêm hài hòa. Không chỉ có một cây chính mà còn nhiều cây con phía dưới như một ngọn đồi nhỏ.

Cây bách

Bách là giống cây gỗ to và rất cao ở tự nhiên, với sức sống khỏe mạnh nên cũng trở thành sự lựa chọn cho bao người để trồng làm cây cảnh. Tác phẩm này cây bách được sủ dụng trồng dựa vào thân gỗ lũa nhìn cứng cáp nhưng vì thân cây có 2 màu nên tạo cảm giác mềm mại và hài hòa.

Cây mơ

Mơ vốn có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc (lưu vực sông Dương Tử) nên không thể thoát được sự chú ý cũng những bậc thầy cây cảnh. Loài cây này có hoa nở vào mùa đông khắc nghiệt nên được xem là vẻ đẹp tuyệt vời trong khí hậu lạnh giá, mang vẻ cao quý, hào hiệp. Các cành mơ vươn lên đâm chồi như một sự cố gắng sinh tồn.

Cây bồ đề

Với đất nước với đa số người dân là đạo Phật thì không thể thiếu đó chính là cây bồ đề, thường được trồng trong các ngôi đình, chùa thể hiện như là một mối liên kết giữa người và Phật. Tiểu cảnh của cây bồ đề thường được trang trí với các tượng phật nhỏ để thể hiện sự tôn kính, còn làm tăng sự huyền ảo cho không gian của cây, khiến người nhìn vào cảm thấy thoải mái.

Trà Phúc Kiến

Là một cây bụi lớn phổ biến vì thân hình có vỏ cây xù xì, là loài cây cảnh bonsai thích hợp trồng ở mọi nơi có khí hậu nhiệt đới. Bộ phận đáng giá để khen đẹp ở cây trà phúc kiến chính là thân của nó, lớp vỏ sần sùi kết hợp với độ cong mềm tại từ bàn tay con người tạo nên vẻ đẹp cứng cáp nhưng lại dịu dàng. Tuy không nổi tiếng như những cây khác nhưng trà phúc kiến vẫn có những nét độc đáo riêng của mình.

Cây phong

Với những chiếc lá đỏ rực khiến cho mọi người không thể rời mắt khỏi chúng đã làm nên những tác phẩm động lòng người ở đất nước Trung Hoa. Khác với những cây lá xanh quanh năm, phong lá đỏ tạo cho người xem cảm giác ấm áp trong cái lạnh, khi kết hợp với đá làm tiểu cảnh tạo nên một phong cảnh hữu tình, sự giao hòa của nhiệt độ và vẻ đẹp không thể cưỡng lại.

Keyword: Cây cảnh bonsai Trung Quốc có gì đặc biệt? điểm qua một số trường phái phổ biến của bonsai trung quốc

Rate this post